Bạn biết chưa, những mẹo vặt hằng ngày này tuy đơn giản nhưng cực hữu ích đấy

Bạn biết chưa, những mẹo vặt hằng ngày này tuy đơn giản nhưng cực hữu ích đấy
HHT - Một số thủ thuật hàng ngày rất đơn giản nhưng cực hữu ích mà ai cũng nên biết. Cùng chúng mình tìm hiểu những thủ thuật đó nhé!

Dự đoán thời gian còn lại trước khi Mặt Trời lặn

Bạn biết chưa, những mẹo vặt hằng ngày này tuy đơn giản nhưng cực hữu ích đấy ảnh 1

Bạn chỉ cần khép các ngón tay lại với nhau và đưa bàn tay lên cao sao cho Mặt Trời nằm giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn. Giờ bạn hãy so sánh với đường chân trời và đếm số ngón tay nằm phía trên đường chân trời. Mỗi ngón tay của bạn sẽ tương ứng với 15 phút trước khi Mặt Trời lặn. Mẹo này sẽ rất có ích cho chúng mình mỗi khi đi chơi ở biển đấy.

Biết số ngày của một tháng

Bạn biết chưa, những mẹo vặt hằng ngày này tuy đơn giản nhưng cực hữu ích đấy ảnh 2

Số ngày của mỗi tháng thường không giống nhau, vì thể để nhớ được chính xác thì rất khó khăn. Nhưng bạn đừng lo vì TTN sẽ giúp bạn biết được gần như chính xác số ngày của một tháng chỉ bằng cách nhìn vào 2 bàn tay thôi. Đầu tiên, bạn nắm hai bàn tay lại và để hai bàn tay sát lại với nhau. Khi nắm tay lại, mỗi bàn tay chúng mình sẽ tạo thành những phần lồi, lõm xem kẽ nhau. Phần lồi ngoài cùng ở bàn tay trái chính là tháng 1, tiếp theo là tháng 2. Cứ thế đến phần lồi của ngón áp út sẽ là tháng 12. Ngoại trừ tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày thì mỗi tháng tương ứng với phần lồi sẽ có 31 ngày, phần lõm là 30 ngày.

Biết được khoảng thời gian trong tháng

Bạn biết chưa, những mẹo vặt hằng ngày này tuy đơn giản nhưng cực hữu ích đấy ảnh 3

Chúng mình thường ít khi để ý đến phần lịch âm của mỗi tháng. Bằng cách nhìn lên bầu trời buổi đêm bạn sẽ có thể biết được đang là đầu tháng hay cuối tháng đấy. Nếu bạn thấy Mặt Trăng có hình giống chữ D (hình lưỡi liềm hướng về phía Đông) thì có nghĩa là đang đầu tháng, còn trăng có hình chữ C (hình lưỡi liềm hướng về phía Tây) là đang cuối tháng nhé.

Kiểm tra chất lượng của pin 

Bạn biết chưa, những mẹo vặt hằng ngày này tuy đơn giản nhưng cực hữu ích đấy ảnh 4

Chúng mình khó có thể kiểm tra xem một viên pin còn có thể sử dụng được không bằng cách quan sát bên ngoài. Có một cách cực dễ để kiểm tra đó là bạn cầm 2 cục pin lên theo chiều dọc và cách mặt bàn khoảng 1 - 2cm sau đó thả chúng xuống. Nếu viên pin nào rơi xuống mà vẫn đứng thẳng thì đó là viên pin còn tốt. Viên pin nào nảy lên rồi lăn xuống thì đó là viên pin rỗng và không còn dùng được nữa.

Tính góc mà không cần thước

Bạn biết chưa, những mẹo vặt hằng ngày này tuy đơn giản nhưng cực hữu ích đấy ảnh 5

Bạn đang cần đo góc gấp mà không có thước đo góc. Hãy xòe bàn tay của mình ra hết mức có thể và dùng chính bàn tay của bạn làm thước đo góc. Ngón út của bạn sẽ tương ứng với trục 00 và ngón cái là trục 900. Góc giữa ngón cái và ngón út của bạn là 900, góc giữa ngón trỏ và ngón cái là 300 và góc giữa các ngón còn lại là 150. Nhưng đây chỉ là tương đối thôi bạn nhé, để chính xác tuyệt đối chúng mình vẫn cần phải dùng thước đo góc để đo nhé!

MID - Ảnh: Brightsite

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?