Bạn biết không, các thành phố lớn cũng được đặt những biệt danh có 1-0-2

Bạn biết không, các thành phố lớn cũng được đặt những biệt danh có 1-0-2
HHT - Biệt danh của bạn là gì? Mèo còi? Bánh Bao? Sữa chua? Các thành phố lớn cũng được đặt tên bằng những biệt danh độc đáo mà bạn không thể ngờ tới đó nha!

Quả táo lớn - The Big Apple

Bạn biết không, các thành phố lớn cũng được đặt những biệt danh có 1-0-2 ảnh 1

New York được biết đến với rất nhiều biệt danh nhưng được mọi người nhắc tới nhiều nhất vẫn là "Quả táo lớn". Theo một số ghi chép, cụm từ "Quả táo" được dùng để ám chỉ tới New York xuất hiện từ đầu những năm 1920 xuất phát từ một bài báo đăng trên tờ New York Morning Telegraph viết về một cuộc đua ngựa ở New Orleans. Một ý kiến khác lại cho rằng tác giả Edward Martin của cuốn sách The Wayfarer in New York là người đầu tiên nhắc tới thuật ngữ The Big Apple vào năm 1909. Sau đó, thuật ngữ này trở thành tên một bài hát nổi tiếng năm 1930 và đến năm 1937 thì được dùng làm tiêu đề của bộ phim cùng tên do Walter Graham làm đạo diễn. Đến năm 1970, tên gọi này chính thức được thành phố sử dụng để thu hút khách du lịch.

Thành phố vĩnh cửu - The Eternal City

Bạn biết không, các thành phố lớn cũng được đặt những biệt danh có 1-0-2 ảnh 2

Rome là một trong những thủ đô lâu đời nhất của thế giới, được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên trên 7 quả đồi liền nhau. Cả thành phố như một bảo tàng khổng lồ với nhiều quảng trường, tu viện, hoàng cung, đấu trường, pháo đài cổ, đài phun nước… Từ xa xưa, những người La Mã cổ đại đã gọi đây là thành phố vĩnh cửu vì họ có niềm tin mãnh liệt rằng, dù có bất kỳ điều gì xảy ra với thế giới thì Rome vẫn sẽ tồn tại mãi với thời gian. Và cho tới tận bây giờ, Rome vẫn được nhắc tới với cái tên này. 

Thành phố dặm vuông - The Square Mile

Bạn biết không, các thành phố lớn cũng được đặt những biệt danh có 1-0-2 ảnh 3

Đó là biệt danh của City of London, một phần nhỏ trong có diện tích hơn 1 dặm vuông (gần 3km2) trong thủ đô London. Nơi đây là trung tâm của lịch sử London kể từ thời xa xưa. Thành phố dặm vuông này gần như không thay đổi kể từ thời Trung cổ, nhưng vẫn là một phần đáng chú ý của London. Trong suốt thế kỷ 19, nơi đây là trung tâm kinh tế thế giới. Thành phố dặm vuông có dân số khoảng 7000 người nhưng thu hút tới hơn 300.000 người đến làm việc, chủ yếu trong các lĩnh vực tài chính và luật.

Thành phố của những đêm trắng - The City of White Nights

Bạn biết không, các thành phố lớn cũng được đặt những biệt danh có 1-0-2 ảnh 4

Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú thường diễn ra vào mùa Hè ở St. Petersburg, Nga. Hiện tượng kỳ lạ này thường kéo dài khoảng 50 ngày, bắt đầu từ cuối tháng 5 và kết thúc vào giữa tháng 7. Vào những đêm trắng, cả St. Petersburg dường như không ngủ. Thời gian này, St. Petersburg diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc, chẳng hạn như lễ hội những cánh buồm đỏ thắm. Hình ảnh đêm trắng cũng được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật và văn học, và cũng tạo thành biệt danh cho thành phố. 

Thành phố của những vị vua - The City of the Kings

Bạn biết không, các thành phố lớn cũng được đặt những biệt danh có 1-0-2 ảnh 5

“Thành phố của những vị vua” không chỉ là biệt danh dành riêng cho thủ đô của Peru. Nó là tên chính thức của thành phố, sau khi được nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Francisco Pizarro đưa vào bản đồ thế giới năm 1535. Ông đã chọn cái tên này, vì thành phố được lập đúng vào vào 6/1 - ngày lễ Epiphany. Tuy nhiên, cái tên này nhanh chóng rơi vào quên lãng. Thay vào đó, người ta đã chọn Lima làm tên của thủ đô Peru.

SAN SAN - Ảnh tổng hợp từ Internet 

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?