Bạn có biết, chúng ta đã từng gửi những gì ra vũ trụ không?

Bạn có biết, chúng ta đã từng gửi những gì ra vũ trụ không?
HHT - Trong 50 năm qua, chúng ta đã gửi đi khá nhiều thông tin về nhân loại và cuộc sống trên Trái Đất ra ngoài không gian, với hy vọng “người hành tinh khác” sẽ đọc được và liên lạc trở lại với chúng ta.

Một chiếc đĩa lưu giữ thông điệp của cả một nền văn minh

Năm 1977, tàu Voyager 1 của NASA được phóng lên với mục đích mang thông điệp của nhân loại tới những hành tinh khác tồn tại sự sống. Một chiếc đĩa vàng được gắn bên thân của tàu Voyager 1, được làm từ hợp kim nhôm mạ vàng, dường như có thể trường tồn với thời gian. Thông điệp bên trong được gọi là “Sound of the Earth” là những âm thanh của nền văn minh Trái Đất.

Bạn có biết, chúng ta đã từng gửi những gì ra vũ trụ không? ảnh 1

Đó là âm thanh của đoàn tàu lửa, xe hơi và tiếng làm việc ở một lò rèn; tiếng các loài động vật như cừu, ếch, chó sủa, dế kêu, tiếng hát của cá voi lưng gù; tiếng con người ôm hôn nhau, tiếng em bé khóc, tiếng nhịp đập của trái tim và tiếng của các hiện tượng tự nhiên như sóng biển vỗ bờ, mưa và gió. Bên cạnh đó còn có bản giao hưởng số 5 của Beethoven, một bài hát của Paul McCartney, 15 phút trình diễn đàn Theremin và lời chào hỏi bằng 55 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Ngoài ra còn vài thứ thú vị khác như một đoạn quảng cáo bánh Doritos, thông tin DNA của diễn viên hài Stephen Colbert, một bức ảnh về bánh bao hấp và trà. Cuối cùng là một viên kim cương.

Bạn có biết, chúng ta đã từng gửi những gì ra vũ trụ không? ảnh 2

Voyager 1 là tàu thám hiểm vũ trụ đi xa nhất từ trước đến nay. Hiện tại, nó vẫn còn hoạt động khi cách Trái Đất hơn 22 tỷ kilomet và đã ra khỏi Thái Dương hệ. Tàu được hoạt động bằng năng lượng hạt nhân Plutonium. Khi hết nhiên liệu, nó sẽ vẫn trôi dạt, lang thang trong dải ngân hà.

Gửi những mô hình lego lên sao Mộc

Bạn có biết, chúng ta đã từng gửi những gì ra vũ trụ không? ảnh 3

Vào năm 2009, trong một dự án tiêu tốn 1,1 tỷ đô la của Mỹ, tàu không gian Juno đã được phóng đến Sao Mộc và mang theo 3 mô hình Lego gồm một mô hình nhà bác học Galileo Galilei, một mô hình thần Zeus (hay còn được gọi là Jupiter - cùng tên với Sao Mộc), một mô hình nữ thần Hera (vợ của thần Zeus, hay còn gọi là Juno - cùng tên với con tàu mà chúng ta phóng đi).

Cảnh báo... người Sao Hỏa

Ngày 4/8/2007, tàu Phoenix được phóng đến Sao Hỏa. Nó có nhiệm vụ thu thập đất đá và nghiên cứu về sự hiện diện của nước - yếu tố cần cho sự sống tại đây.

Bạn có biết, chúng ta đã từng gửi những gì ra vũ trụ không? ảnh 4

Ấy vậy mà các nhà khoa học không quên gửi kèm theo tàu Phoenix một bản sao của tiểu thuyết The War Of The Worlds của tác giả H.G Wells (vốn đã chuyển thể thành phim do Steven Spielberg làm đạo diễn, với sự góp mặt của nam tài tử Tom Cruise). Câu chuyện viễn tưởng này mô tả sự xâm lăng của người Sao Hỏa tới Trái Đất, nhưng sau đó đã bị đánh bại.

Hy vọng rằng nếu người Sao Hỏa có tồn tại thì họ sẽ đọc tiểu thuyết này để... biết sợ và không đến quấy phá Trái Đất.

Theo Thiên Thần Nhỏ
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

Yagi ở châu Á, Boris ở châu Âu, Helene ở Mỹ: Tại sao tháng 9 này nhiều bão mạnh?

HHT - Chỉ trong tháng 9, chúng ta đã chứng kiến siêu bão Yagi mạnh hiếm có ở Biển Đông, bão Boris gây mưa kỷ lục ở nhiều nước châu Âu và vừa rồi là bão Helene tàn phá nhiều bang ở nước Mỹ. Có phải Trái Đất đã có một tháng 9 nhiều mưa bão hơn bình thường, và lý do có phải chỉ là biến đổi khí hậu?
Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

Bão Krathon rất mạnh được dự báo đi vào Biển Đông, liệu có thành cơn bão số 5?

HHT - Cơn bão ở gần Philippines và Đài Loan (Trung Quốc), tên quốc tế là bão Krathon, hiện được dự báo là sẽ vòng vào Biển Đông. Như vậy là đường đi của nó hơi khác so với nhận định ban đầu của các cơ quan khí tượng. Bão Krathon rất mạnh, gần bằng bão Yagi. Liệu nó có trở thành cơn bão số 5 hay không?
Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

Trùng hợp khó tin giữa bão Helene 2024 và bão Helene 1958: Tăng cấp cùng một ngày

HHT - Cơn bão Helene với sức gió 225 km/h vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ). Có một sự trùng hợp khó tin là đúng 66 năm trước, vào đúng ngày này, một cơn bão khác cũng tên Helene cũng đã đạt cường độ ngang với bão Helene hiện tại và gây thiệt hại lớn ở Mỹ. Sự trùng hợp này thực sự giống như sự lặp lại của lịch sử.
Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

Bão Helene đổ bộ nước Mỹ: Cơn bão hung dữ nhất lịch sử, nước ngập mênh mông

HHT - Cơn bão Helene đã vừa đổ bộ bang Florida (Mỹ) và nó được gọi là “cơn bão viết lại lịch sử”. Mạnh hơn cả bão Yagi (ở thời điểm bão Yagi đổ bộ nước ta), bão Helene gây nguy hiểm đến mức văn phòng Cảnh sát trưởng của một hạt đã đề nghị những người dân không chịu sơ tán hãy viết thông tin bản thân lên tay hoặc chân để sau này còn xác định danh tính.