Bạn có biết khi chúng ta còn chưa già, thì những địa danh đình đám này đã biến mất

Bạn có biết khi chúng ta còn chưa già, thì những địa danh đình đám này đã biến mất
HHT - Có quá nhiều nguyên nhân đang gây nguy hiểm cho các vùng đất đẹp mê hồn này đây. Chỉ còn một cách là cố gắng ghé thăm càng sớm càng tốt thôi.

Đảo Phục Sinh

Bạn có biết khi chúng ta còn chưa già, thì những địa danh đình đám này đã biến mất ảnh 1

Hòn đảo nhỏ bé này luôn phải đón một lượng khách du lịch cực lớn, kèm theo đó thì rác thải cũng cực nhiều. Do đó môi trường sẽ bị ảnh hưởng, không khí ô nhiễm sẽ dần mài mòn các bức tượng nổi tiếng ở đây.

Đính núi Kilimanjaro

Bạn có biết khi chúng ta còn chưa già, thì những địa danh đình đám này đã biến mất ảnh 2

Đỉnh núi này thuộc địa phận Tanzania, là ngọn núi cao nhất châu Phi, hiện giờ vẫn đang có băng tuyết phủ trắng xóa. Nhưng các nhà khoa học dự đoán rằng chỉ đến năm 2033, khí hậu nóng lên khiến cho băng tuyết chảy hết. Và 100 năm nữa thì ngay cả ngọn núi này cũng không còn.

Rừng rậm Madagascar

Bạn có biết khi chúng ta còn chưa già, thì những địa danh đình đám này đã biến mất ảnh 3

Nếu như không có các chiến dịch bảo tồn kịp thời, thì toàn bộ rừng nguyên sinh ở Madagascar sẽ biến mất vào năm 2025. Kéo theo đó là rất nhiều loài sinh vật không còn chỗ trú ngụ, nên cũng tuyệt chủng theo.

Vạn lý trường thành

Bạn có biết khi chúng ta còn chưa già, thì những địa danh đình đám này đã biến mất ảnh 4

Mỗi năm, Vạn lý trường thành đón hàng triệu du khách ghé thăm, và ai cũng muốn lấy một vài mẩu gạch đá về làm kỷ niệm. Chưa kể nhiều người còn sẵn sàng đục đẽo những viên gạch lớn để bán. Rồi bão cát, khói bụi cũng góp phần phá hủy các bức tường. 22% bức tường thành khổng lồ này, tương đương 2.000 km đã biến mất và cứ tình hình này, thì chủng chẳng tồn tại lâu nữa đâu.

Cao nguyên Bagan ở Myanmar

Bạn có biết khi chúng ta còn chưa già, thì những địa danh đình đám này đã biến mất ảnh 5

Cao nguyên Bagan nổi tiếng với hơn 2.000 ngọn đền tháp được xây từ thế kỷ thứ 11. Nhưng chúng đang biến mất rất nhanh, do quá nhiều du khách đến đây, trèo lên tháp để ngắm hoàng hôn cho đẹp. Càng nhiều người trèo lên thì tháp càng dễ bị đổ mà thôi.

Hồ Nicaragua

Bạn có biết khi chúng ta còn chưa già, thì những địa danh đình đám này đã biến mất ảnh 6

Đây là nơi duy nhất trên thế giới có loài cá mập nước ngọt sinh sống. Nhưng năm 2014, chính phủ Nicaragua đã có kế hoạch xây kênh đào đi xuyên qua hồ này, nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Và như thế thì phần lớn rừng bao quanh hồ sẽ biến mất, bản thân hồ Nicaragua cũng cạn khô.

Rạn san hô Great Barrier ở Úc

Bạn có biết khi chúng ta còn chưa già, thì những địa danh đình đám này đã biến mất ảnh 7

Rặng san hô được coi là lớn nhất thế giới, có hệ sinh vật biển vô cùng phong phú. Nhưng nếu khí hậu chỉ tăng thêm 1 độ C thôi, tảo biển sẽ bắt đầu chết, không còn che phủ san hô khỏi ánh nắng khiến san hô sẽ biến mất dần. Các loài cá tôm không còn chỗ trú ngụ, kiếm ăn cũng sẽ ít ỏi dần đi.

LINH NHI

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?