Bạn có biết tại sao taxi thường được sơn màu vàng không?

Bạn có biết tại sao taxi thường được sơn màu vàng không?
HHT - Theo nhiều nghiên cứu, taxi màu vàng giúp giảm nguy cơ bị va chạm đến 5% vào ban ngày và 19% vào ban đêm.

Nếu bạn có dịp đặt chân đến New York (Mỹ) hay đã từng xem nhiều bộ phim của nền điện ảnh quốc gia này, bạn đều dễ dàng nhận ra rằng những chiếc taxi tại thành phố hoa lệ này luôn mang màu vàng bỏng bẩy. Tại nhiều nơi trên thế giới như Singapore, Pháp, Canada,… màu sắc vàng tươi trên những chiếc xe taxi cũng là một biểu tượng phổ biến. Liệu bạn có từng tự hỏi rằng, tại sao phần lớn taxi đều sơn màu vàng?

Bạn có biết tại sao taxi thường được sơn màu vàng không? ảnh 1

Vào năm 1907, khi doanh nhân Harry N. Allen mở công ty taxi đầu tiên tại New York, ông đã sơn màu tuỳ ý cho xe và để chúng chạy dọc hai tuyến phố của nhà hát Opera Metropolitan trên Đường 39 và Broadway với đối tượng phục vụ chủ yếu là những người khá giả đi xem hát.

Theo nhà sử học Graham Hodges cho biết, vào thời điểm đó, taxi ở New York có rất nhiều màu sắc bắt mắt như nâu, trắng, đỏ, vàng và thậm chí có những chiếc được sơn nhiều màu.

Sự thay đổi chỉ bắt đầu vào năm 1915, khi John Hertz - chủ một hãng cho thuê xe ô tô danh tiếng quyết định mở công ty taxi ở Chicago. Qua một thời gian nghiên cứu, ông nhận thấy màu vàng là màu dễ được nhìn thấy nhất từ xa và hãng taxi của John Hertz trở thành hãng đầu tiên sơn xe thành màu vàng.

Đến năm 1967, chính quyền thành phố New York đã quy định tất cả xe taxi đều phải sơn màu vàng, những màu khác đều bị coi là phạm pháp nhằm phân biệt với taxi không giấy phép (taxi lậu). Trải qua hơn 100 năm phát triển, đến nay màu vàng đã trở thành màu sắc chung của tất cả các hãng kinh doanh taxi hoạt động tại New York và ảnh hưởng không nhỏ đến những nơi khác trên thế giới.

Bạn có biết tại sao taxi thường được sơn màu vàng không? ảnh 2

Theo yếu tố khoa học, các chuyên gia nghiên cứu đã rút ra kết luận sau nhiều lần kiểm chứng rằng taxi vàng gặp tai nạn ít hơn so với taxi màu khác. Thí nghiệm được thực hiện trên 16.000 xe taxi ở Singapore với hai màu chủ đạo là vàng và xanh da trời trong suốt 3 tháng.

Vào ban ngày, xe có màu vàng cũng ít bị va chạm ít hơn, so với xe màu xanh là 5%, và đặc biệt khi trời tối là giảm hơn tới 19%. Nguyên nhân được cho là màu vàng dễ được nhìn thấy hơn dưới ánh đèn đường. Vì thế, màu vàng được tin là màu sắc phù hợp nhất cho ngành taxi.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?