Bạn có đang sử dụng 10 mật khẩu tệ nhất năm 2023 này không?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Bạn có bao giờ từng đặt mật khẩu đơn giản dễ nhớ như "123456789", "111111",...? Nếu bạn đang sử dụng các mật khẩu đơn giản như thế này thì có lẽ bạn nên cân nhắc để đổi lại ngay. Mới đây, World of Statistics đã đăng tải danh sách những mật khẩu tệ nhất 2023 mà bạn có thể sử dụng.

Những mật khẩu được "suy nghĩ cẩn thận" này bao gồm các dãy số và chữ như: "123456", "password" và "qwerty" (6 chữ cái đầu tiên trên bàn phím tiếng Anh tiêu chuẩn). Các mật khẩu "111111" và "123456789" cũng xuất hiện trên danh sách. Theo World of Statistics, đây là 10 mật khẩu tệ nhất để sử dụng.

Danh sách TOP 10 mật khẩu tệ nhất 2023

  • "password"
  • "123456"
  • "123456789"
  • "guest"
  • "qwerty"
  • "12345678"
  • "111111"
  • "12345"
  • "col123456"
  • "123123"

Các mật khẩu này cũng chính là các mật khẩu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Điều này cho thấy rằng nhiều người không bận tâm đến việc tự bảo vệ mình trực tuyến. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ mật khẩu "khủng khiếp" nào trong số này hoặc bất kỳ mật khẩu nào trông giống như chúng, hãy cân nhắc đổi mật khẩu mới.

Bạn có đang sử dụng 10 mật khẩu tệ nhất năm 2023 này không? ảnh 1

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Cách đặt mật khẩu mạnh và dễ nhớ

Mỗi người có các cách và quy tắc khác nhau để đặt mật khẩu, cũng như cách để ghi nhớ chúng. Tuy nhiên, nếu bạn không nghĩ ra được quy tắc nào, hay bạn là một "não cá vàng" hay quên, hãy tham khảo 3 quy tắc đặt mật khẩu cơ bản dưới đây.

Quy tắc 1: Tạo mọi mật khẩu dài và mạnh. Mỗi mật khẩu phải dài ít nhất 8 hoặc 16 ký tự. Lý tưởng nhất nên bao gồm chữ in hoa, chữ số và biểu tượng, nhưng nếu mật khẩu dài từ 20 ký tự trở lên thì bạn có thể bỏ qua tất cả các chữ cái viết thường.

Quy tắc 2: Không nên sử dụng lại mật khẩu. Điều này làm cho thiệt hại do các cuộc tấn công mạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu một tài khoản của bạn bị xâm phạm, thì mọi tài khoản mà bạn sử dụng cùng một mật khẩu và tên người dùng cũng có thể bị xâm phạm.

Quy tắc 3: Không sử dụng thông tin cá nhân trong mật khẩu của bạn. Bạn có thể yêu thú cưng của mình, nhưng đừng sử dụng tên của chúng trong mật khẩu của mình. Không sử dụng tên riêng, quê quán, năm sinh hoặc tên của bất kỳ người thân nào của bạn. "NguyenVanA1998" có thể dài và chứa các chữ cái viết hoa và chữ số, nhưng đó vẫn không phải là một mật khẩu tuyệt vời.

Ngoài ra, nếu bạn có quá nhiều mật khẩu để phải nhớ, bạn nên sử dụng các trình quản lý mật khẩu. Các chương trình và dịch vụ trực tuyến này sẽ ghi nhớ mật khẩu cho bạn, đồng thời giúp bạn tạo mật khẩu mới. Tất cả những gì bạn cần nhớ là mật khẩu cho chính trình quản lý mật khẩu. Hầu hết các trình quản lý mật khẩu tốt nhất đều có cả tầng dịch vụ miễn phí và trả phí, và một số hoàn toàn miễn phí.

Bạn có đang sử dụng 10 mật khẩu tệ nhất năm 2023 này không? ảnh 5
Theo World of Statistics
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?