Bạn có thể không tin, nhưng mái tóc bạn thực sự có thể đổi màu theo tâm trạng

Bạn có thể không tin, nhưng mái tóc bạn thực sự có thể đổi màu theo tâm trạng
HHT - Bạn có bao giờ muốn mái tóc của mình có thể đổi màu trong nháy mắt? Nếu có, thì giấc mơ của bạn đã thành hiện thực rồi đấy! Tất cả là nhờ vào cô nàng “phù thuỷ nước Anh” này.

Lauren Bowker - người sáng lập ra thương hiệu thời trang THE UNSEEN là một nhà thiết kế, giả kim sư 31 tuổi, từ nhỏ đã thích nghiên cứu về khoa học và thời trang. Thông qua Instagram, cô chia sẻ rằng FIRE được lấy cảm hứng từ mái tóc đổi màu của những cô phù thuỷ teen trong bộ phim The Craft. Lauren có thiên hướng kết hợp các biến đổi trực quan trong những tác phẩm của mình. Dù thuộc chuyên ngành thời trang nhưng những sản phẩm của cô đều dựa trên cơ sở khoa học. Hai trong số những tác phẩm nổi bật của Lauren là dòng nhẫn đính đá Swarovski đổi màu theo những tác động của não bộ, và chiếc áo khoác biến màu dựa trên cảm ứng độ ô nhiễm môi trường.

Bạn có thể không tin, nhưng mái tóc bạn thực sự có thể đổi màu theo tâm trạng ảnh 1

Mới đây, cô ấy đã tạo ra một loại thuốc nhuộm tóc có khả năng chuyển màu theo cảm xúc.

Bộ sưu tập chất nhuộm bán vĩnh cửu được đặt tên là FIRE này, đã tạo nên một làn sóng trong giới mộ điệu khi ra mắt tại Tuần lễ Thời trang London 2017 vào tháng 2 vừa qua. FIRE biến màu thông qua phản ứng với nhiệt độ của môi trường và cơ thể. Vậy nên, nếu bên trong bạn đang “bốc hỏa” thì ngay lập tức, “ngọn lửa” ấy sẽ được thể hiện qua mái tóc. Bộ sưu tập FIRE gồm 7 màu từ đậm đến nhạt, với cơ chế cảm biến hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như màu bạch kim sẽ thành xanh biếc khi nhiệt độ xuống thấp hơn 16 độ C, màu đen sẽ chuyển sang đỏ thẫm pha chút cam nếu bạn e thẹn và nhiệt độ tăng. Hay còn có những màu đổi từ bạc sang hồng pastel hoặc đỏ sang xanh…

Cốt lõi của sáng chế này là quá trình phức hợp phân tử carbon trải qua một phản ứng ngược. Các cộng sự của Lauren đã thay đổi các liên kết hoá học trong thuốc nhuộm, để khi đạt nhiệt độ nhất định, một dạng phân tử sẽ bền vững hơn những dạng khác, làm cho phản ứng xảy ra. Kết quả là phân tử có sự hấp thụ ánh sáng khác sẽ tạo ra màu khác. Như bất kỳ loại thuốc nhuộm nào khác, FIRE cũng chứa một số thành phần độc hại, nhưng các nhà nghiên cứu đã cố gắng giảm thiểu tối đa và sử dụng polymer để tránh gây kích ứng da đầu.

Ngoài ra, Lauren và các cộng sự cũng thay đổi cấu trúc của các liên kết phân tử, tạo ra một khúc xạ ánh sáng, nên sự chuyển màu cũng giống như là đổi màu qua lăng kính. Vì vậy, họ đã nghiên cứu các dữ liệu về thời tiết, môi trường của nhiều quốc gia khác nhau để điều chỉnh sự đổi màu cho phù hợp với từng khu vực.

Bạn có thể không tin, nhưng mái tóc bạn thực sự có thể đổi màu theo tâm trạng ảnh 2

Nếu bạn thích thay đổi màu tóc thường xuyên như Kylie Jenner, thì đây chính là “món quà” dành riêng cho bạn!

NGỌC NGÔ (tổng hợp từ CO.DESIGN) - Ảnh: Internet

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?