Bất chấp nguy hiểm, hàng ngàn người tụ tập xem núi lửa phun, nhiều người phải đi cấp cứu

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Ngọn núi lửa phun trở lại sau 900 năm tạo nên cảnh tượng rất hùng vĩ, khiến nhiều người chẳng ngại nguy hiểm mà cứ cố tìm cách lại gần để xem. Tất nhiên là khi lại gần thì họ có thể ghi lại được những hình ảnh hoành tráng, nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ.

Hàng ngàn người đã đổ về khu vực có ngọn núi lửa đang phun ở Aixlen để được tận mắt chứng kiến - ở cự ly thật gần - khung cảnh hùng vĩ đến mê hoặc của những dòng dung nham đỏ rực đang chảy xuống.

Dung nham bắt đầu phun trào ở Núi Fagradalsfjall vào vài ngày trước, đánh dấu lần đầu tiên hệ thống núi lửa này hoạt động sau khoảng 900 năm, theo AFPBBC.

Ngọn núi này cách thủ đô Reykjavik chỉ khoảng 40km, và từ con đường gần nhất thì người ta có thể đi bộ khoảng 90 phút là tới nơi.

Bất chấp nguy hiểm, hàng ngàn người tụ tập xem núi lửa phun, nhiều người phải đi cấp cứu ảnh 1

Nhiều người cứ muốn lại thật gần để xem dung nham chảy xuống. Ảnh: AFP.

Bởi vậy, suốt mấy ngày qua, nhiều đám đông đã tìm cách tới đây xem, chụp ảnh, và có người còn dùng drone quay lại được video rất ấn tượng.

Văn phòng Khí tượng Aixlen đã cảnh báo mọi người về tình trạng có thể rất nguy hiểm ở khu vực này, nhưng điều đó cũng chẳng ngăn được những người tò mò và liều lĩnh. Mặc dù nhiều người cũng công nhận rằng “khung cảnh rất tuyệt vời, nhưng mùi ở đó thì khá khó chịu”.

Đây là một đoạn video cảnh núi lửa phun, được ghi lại bằng drone (Nguồn: Storyful):

Việc tụ tập xem núi lửa phun đã dẫn đến hậu quả là một số đội cứu hộ đã phải làm việc vất vả để cứu hàng chục người bị lạnh cóng và kiệt sức, không tìm được lối quay trở lại đường cái khi bóng tối ập xuống.

Trước đó, các nhà chức trách ở đây chỉ đưa ra các khuyến cáo nghiêm ngặt về an toàn đối với những người muốn xem núi lửa phun, mặc dù họ khẳng định rằng “không khuyến khích” mọi người lại gần để xem.

Bất chấp nguy hiểm, hàng ngàn người tụ tập xem núi lửa phun, nhiều người phải đi cấp cứu ảnh 2

Ai cũng muốn ghi lại những hình ảnh thật ấn tượng nên tới gần núi lửa đến mức nguy hiểm. Ảnh: Kristinn Magnusson/ mbl.is/ REUTERS.

Tuy nhiên, trước tình hình người ta cứ đổ về đây và nồng độ chất độc trong không khí đã tăng lên, các nhà chức trách buộc phải chặn các lối vào nơi này. Hiện tại, không ai được phép đi tới gần khu vực núi lửa phun nữa.

Bất chấp nguy hiểm, hàng ngàn người tụ tập xem núi lửa phun, nhiều người phải đi cấp cứu ảnh 3
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?