Biến thể SARS-CoV-2 của Nam Phi “còn đáng lo ngại hơn biến thể ở Anh”, lý do vì sao?

HHT - Virus cứ biến đổi liên tục, và đến giờ thì SARS-CoV-2 đã có nhiều biến thể. Một biến thể gần đây, được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi, dường như tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn cả biến thể ở Anh. Theo các nhà nghiên cứu thì nó “là một vấn đề còn lớn hơn” và "chúng ta cần chạy đua với thời gian", vì sao vậy?

Biến thể SARS-CoV-2, được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi, được đặt tên là 501Y.V2 do đột biến N501Y mà các nhà khoa học tìm thấy ở protein gai của virus. Giống với biến thể B.1.1.7 của Anh, biến thể của Nam Phi cũng cho thấy nó lây lan nhanh hơn nhiều so với virus gốc.

Không chỉ vậy, những dữ liệu thử nghiệm của hai loại vắc-xin COVID-19 còn cho thấy, 501Y.V2 làm giảm hiệu quả của vắc-xin, tức là giảm khả năng chống bệnh của người đã được tiêm, theo Reuters. Điều này càng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiêm cho càng nhiều người càng tốt, càng nhanh càng tốt.

Biến thể SARS-CoV-2 của Nam Phi “còn đáng lo ngại hơn biến thể ở Anh”, lý do vì sao? ảnh 1

Một số vắc-xin có vẻ giảm hiệu quả trước biến thể virus của Nam Phi. Ảnh: Witthava Prasongsin/ Getty Images.

Theo những dữ liệu nói trên, hai loại vắc-xin của Novavax Inc và Johnson & Johnson đều ít hiệu quả hơn trong việc ngăn nhiễm COVID-19 khi tiêm thử nghiệm ở Nam Phi.

Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu lực lượng phản ứng chống COVID-19 của Tổng thống Biden, nói: “Rõ ràng là các đột biến đang có tác động đến tính hiệu quả của vắc-xin. Chúng ta đang bị thử thách”.

Novavax báo cáo rằng, những thử nghiệm cho thấy vắc-xin của họ chỉ có hiệu quả 50% trong việc ngăn ngừa COVID-19 khi tiêm ở Nam Phi, nơi biến thể 501Y.V2 là phổ biến. Trong khi đó, ở Anh, với biến thể B.1.1.7 là phổ biến, thì con số này là 89,3%.

Còn vắc-xin của J&J thì có tính hiệu quả 72% khi tiêm thử nghiệm ở Mỹ, nhưng chỉ 57% ở Nam Phi.

Biến thể SARS-CoV-2 của Nam Phi “còn đáng lo ngại hơn biến thể ở Anh”, lý do vì sao? ảnh 2

Mọi người đang xếp hàng chờ được tiêm vắc-xin COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: Michael Holahan, The Augusta Chronicle/ AP.

Những dữ liệu mới này khiến nhiều người băn khoăn rằng những vắc-xin đang được sử dụng ở nhiều nước, của Pfizer-BioNTech và Moderna, có thể thể hiện thế nào trước những biến thể mới của SARS-CoV-2, nhất là biến thể của Nam Phi.

Trước đó, Moderna và Pfizer-BioNTech đều nói vắc-xin của họ vẫn hiệu quả đối với những biến thể virus được phát hiện ở Anh và Nam Phi. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận rằng, vắc-xin có khả năng bảo vệ “kém hơn một chút” trước biến thể của Nam Phi, có thể vì biến thể này giỏi “né” các kháng thể trong máu hơn.

Ngoài việc điều chỉnh vắc-xin một chút, Moderna thậm chí đã có kế hoạch bắt đầu thử xem liệu có phải tiêm liều thứ 3 cho mọi người không (vắc-xin của họ vốn chỉ cần tiêm 2 liều), nhằm giúp tăng khả năng chống những biến thể mới của virus.

Biến thể SARS-CoV-2 của Nam Phi “còn đáng lo ngại hơn biến thể ở Anh”, lý do vì sao? ảnh 3

Moderna là công ty dược đầu tiên thông báo thử nghiệm vắc-xin có điều chỉnh để chống biến thể SARS-CoV-2 của Nam Phi. Ảnh: Getty Images.

“Giờ giống như một đại dịch mới vậy” - Tiến sĩ Dan Barouch ở Trường Y Harvard nói.

Dù sao, các công ty vắc-xin cũng cho rằng họ có thể nghiên cứu để điều chỉnh vắc-xin nhằm chống lại những biến thể mới, dù việc này cũng cần thêm chút thời gian.

Tiến sĩ Fauci thì cho rằng, giờ là cuộc chạy đua với thời gian để tiêm vắc-xin cho thật nhiều người, trước khi virus tiếp tục biến đổi theo hướng nguy hiểm hơn.

Biến thể SARS-CoV-2 của Nam Phi “còn đáng lo ngại hơn biến thể ở Anh”, lý do vì sao? ảnh 4
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?