Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2)

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2)
HHT - Lọ Lem có rất nhiều phiên bản sáng tạo từ phiên bản gốc. Còn Rapunzel mãi vẫn chưa có một phim live-action của riêng mình.

Cinderella - Cô bé Lọ Lem

Đây được xem là một trong những câu chuyện cổ tích mộng mơ và ngọt ngào nhất, về một cô bé mồ côi sống dưới sự hà khắc của mẹ kế, nhưng xinh đẹp và tử tế, đã tìm thấy tình yêu đích thực nhờ một chiếc giày thủy tinh và sống hạnh phúc cùng hoàng tử mãi mãi về sau.

Cindrella (1950) là bộ phim hoạt hình thứ 12 của Walt Disney. Sự thành công rực rỡ của phiên bản Cinderella này đã giúp Disney khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực sản xuất phim hoạt hình. Không chỉ có đồ họa đẹp mắt, nội dung chỉn chu, phiên bản Cinderella này còn được đánh giá cao nhờ phần lồng tiếng xuất sắc. Một số ca khúc của phim như A Dream Is a Wish Your Heart Makes của phim đã trở thành kinh điển.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 1
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 2

Nữ diễn viên kì cựu xinh đẹp Julie Andrews sở hữu nhiều vai diễn kinh điển trong sự nghiệp, và Cinderella là một trong số đó. Phiên bản Cinderella (1957) của Julie Andrews đã thu hút tận 107 triệu người xem, tức 60% dân số nước Mỹ thời điểm mà nó lên sóng.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 3

Nàng Lọ Lem trong phiên bản Cinderella (1997) do nữ ca sĩ da màu Brandy thể hiện là một phiên bản nhận được nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, phiên bản này cũng gây chú ý bởi danh ca Whitney Houston vào vai bà tiên đỡ đầu và có màn song ca đáng nhớ cùng Lọ Lem.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 4
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 5
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 6

Nữ diễn viên nổi tiếng Drew Barrymore cũng từng thủ vai Lọ Lem trong bộ phim mang tên Ever After (1998). Bộ phim này không hẳn là câu chuyện gốc của Cinderella, mà là một phiên bản lấy cảm hứng. Câu chuyện phim bắt nguồn từ sự kiện anh em nhà Grimm được kể cho nghe câu chuyện về nàng Danielle de Barbarac sống ở Pháp thời Phục hưng. Cinderella chính là câu chuyện được Grimm biến tấu từ cuộc đời của nàng Danielle. Phiên bản phim này đã được lược bỏ hoàn toàn các yếu tố thần tiên và phép thuật, nhưng vẫn là một phiên bản phim thành công.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 7

A Cinderella Story (2004) không phải là một bộ phim gốc về nàng Lọ Lem, mà là một bộ phim lấy cảm hứng. Hilary Duff vào vai Sam, một cô gái phải sống với mẹ kế và con riêng của mẹ kế sau khi bố mình qua đời. “Lọ Lem” Sam đã có một câu chuyện tình lãng mạn với “hoàng tử trường học” rất giỏi chơi bóng bầu dục Austin Ames (Chad Murray).

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 8
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 9

Another Cinderella Story (2008) cũng là một câu chuyện hiện đại lấy cảm hứng từ nàng Lọ Lem. Mary Santiago (Selena Gomez) là một cô gái có ước mơ trở thành vũ công như người mẹ quá cố, nhưng bị mẹ kế kìm hãm. Lọ Lem của phiên bản này dĩ nhiên cũng có một chàng hoàng tử đẹp trai cho riêng mình, là ngôi sao ca trẻ nhạc pop Joey Parker (Drew Seeley).

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 10

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 11

A Cinderella Story: Once Upon A Song (2011) lại là một câu chuyện hiện đại khác lấy cảm hứng từ chuyện nàng Lọ Lem. Cô bạn Katie Gibbs (Lucy Hale) tuy có tài ca hát nhưng chỉ luôn được đứng sau hát thay cho cô chị kế bất tài, giỏi nhép miệng. Muốn được khẳng định mình, Katie luôn tìm cách tiếp cận được ngôi sao ca nhạc trẻ Luke (Freddie Stroma) để cậu ta nghe những bản thu âm của mình.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 12
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 13

In The Woods (2014) là một phiên bản nhạc kịch đình đám với bối cảnh thần thoại và một số nhân vật cổ tích từ những câu chuyện khác nhau làm trọng tâm, trong đó có Cinderella. Không tươi sáng, In The Woods có không khí u ám, và dĩ nhiên câu chuyện của nàng Lọ Lem (Anna Kendrick) của phiên bản này cũng thế. Nàng liên tục chạy trốn khỏi chàng hoàng tử, với rất nhiều nỗi lo lắng băn khoăn.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 14
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 15
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 16

Cinderella (2015) được đánh giá là một trong những phiên bản live-action chuyển thể thành công nhất từ bản hoạt hình Disney. Không chỉ bởi vì khung cảnh thần tiên, bay bổng, sự lãng mạn, ngọt ngào. Mà đến cả những chi tiết đã trở thành chuẩn mực của riêng Lọ Lem như chiếc đầm xanh dương bồng bềnh đều được tái hiện hoàn hảo. Lily James cũng vô cùng xinh đẹp trong tạo hình Lọ Lem của phiên bản này.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 17
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 18
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 19
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 20

Series cổ tích đình đám Once Upon A Time có tới hai phiên bản nàng Lọ Lem. Ở mùa phim thứ 7, Once Upon A Time có một cuộc cải tổ lớn và theo đó các nhân vật mới, địa điểm mới, lời nguyền mới… xuất hiện. Kể cả một Cinderella mới. Phiên bản mới là nàng Lọ Lem da màu, thể hiện bởi Dania Ramirez, được miêu tả là một Lọ Lem không gặp khó khăn, không chờ đợi để đi gặp hoàng tử, là một phiên bản chủ động và hơi nổi loạn. Nàng ta còn biết chạy cả xe mô-tô cơ.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 21
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 22

Còn Cinderella của các mùa phim Once Upon A Time trước đó do Jessy Schram thể hiện gần với Lọ Lem mà đa số đều biết: tóc vàng, chịu nhiều cực khổ nhưng bền bỉ và chăm chỉ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nàng trông hơi khắc khổ và ủ dột.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 23

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 24

Rapunzel - Công chúa tóc mây

Đặc điểm nhận dạng Rapunzel là nàng có một mái tóc rất dài, và rất khỏe. Dài đến mức có thể thả xuống từ đỉnh một tòa tháp cao xuống đất. Khỏe đến nỗi mụ phù thủy lẫn chàng hoàng tử có thể đu tóc nàng mà trèo lên đỉnh tháp. Mụ phù thủy giam cầm nàng trên đỉnh tháp, còn chàng hoàng tử thì đem lòng yêu nàng và muốn giải thoát nàng ra khỏi đó.

Rapunzel (2009) là một phiên bản phim gần như chính xác về nàng công chúa tóc mây mà mọi người đã quen thuộc. Phiên bản phim này do Đức sản xuất. Trang phục và bối cảnh được đánh giá khá tốt, tuy nhiên nội dung được cho là thiếu một chút ấn tượng.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 25

Tangled (2010) là một phiên bản hoạt hình thành công về nàng công chúa có mái tóc dài của Disney. Đây là một trong những bộ phim hoạt hình có kinh phí sản xuất hao tiền tốn của nhất. Nhưng tất cả đều đáng giá, nhất là khi khán giả có thể cảm nhận rõ sự sống động của mái tóc của Rapunzel trên phim. Rapunzel của phiên bản này rất xinh đẹp, lạc quan, ham học hỏi, biết đánh nhau bằng chảo và tóc của nàng có ma thuật. Một trong những phân cảnh đáng nhớ nhất phim là khi Rapunzel cùng “hoàng tử đạo chích” Flynn thả đèn trời lung linh. Ca khúc I See The Light của phim cũng được đề cử cho Bài hát gốc trong phim hay nhất tại Oscar lần thứ 83.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 26
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 27
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 28

Vào mùa phim thứ 2 của series cổ tích Once Upon A Time, câu chuyện của Rapunzel (Alexander Metz) không hề được lòng những ai yêu mến nàng công chúa tóc dài này, vì câu chuyện được chuyển thể khá là… nhạt. Nàng không dám bước xuống tòa tháp chỉ vì… sợ quá.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 29
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 30

Có lẽ vì muốn sửa sai, Once Upon A Time quyết định tái tạo lại câu chuyện về Rapunzel trong mùa phim thứ 7, với Rapunzel do Meegan Warner thủ vai. Thế là Once Upon A Time có hai nàng Rapunzel: một nàng tóc đen nhánh, còn một nàng tóc vàng rực.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 31
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 32

Tạo hình của nàng công chúa Rapunzel (Mackenzie Mauzy) trong bộ phim nhạc kịch cổ tích u tối In The Woods (2014) vô cùng xinh đẹp, lộng lẫy. Mặc dù không chiếm hết phần lớn câu chuyện, nhưng những phân đoạn của nàng trong bộ phim này cũng rất đáng chú ý.

Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 33
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 34
Các nàng công chúa Disney và những lần “biến hóa” qua các phiên bản phim (P.2) ảnh 35

KOI (còn tiếp)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?