Cảnh báo: Đừng ngồi quá lâu một chỗ, cẩn thận bị teo não!

Cảnh báo: Đừng ngồi quá lâu một chỗ, cẩn thận bị teo não!
HHT - Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện và chứng minh được rằng những người ít vận động, ngồi nhiều sẽ có vùng não ở thùy thái dương bị teo nhỏ, gây đến các bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học California đã đưa ra kết quả của cuộc khảo sát cho thấy rằng những người ngồi nhiều có nguy cơ bị teo não. Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng có rất nhiều mối liên hệ giữa thói quen xấu này với bệnh tim, tiểu đường và một số dạng bệnh ung thư.

Nghiên cứu được thực hiện trên 35 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 45 - 74, thường xuyên ngồi làm việc trong suốt nhiều giờ được các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angles, Mỹ chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ với hình ảnh có độ phân giải cao.

Cảnh báo: Đừng ngồi quá lâu một chỗ, cẩn thận bị teo não! ảnh 1

Những người ngồi quá nhiều có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm. (Ảnh minh hoạ)

Các nhà khoa học đã nhận ra rằng những người mà ít vận động, thường xuyên phải ngồi làm việc một chỗ trong khoảng thời gian dài, thì phần chất xám ở vùng trung tâm não bộ nằm ở thùy thái dương chịu trách nhiệm ghi nhớ thông tin cũng ít hơn so với người thường xuyên vận động.

Việc suy giảm chất xám ở khu vực này của não có liên quan trực tiếp đến bệnh mất trí nhớ Alzheimer ở tuổi trung niên và tuổi già.

Tiến sĩ Prabha Siddarth, người đứng đầu và chịu trách nhiệm cho nghiên cứu này cho biết: "Suy giảm vùng thùy thái dương có thể dẫn đến sự suy giảm nhận thức và chứng sa sút trí tuệ ở những người trung niên và lớn tuổi."

Cảnh báo: Đừng ngồi quá lâu một chỗ, cẩn thận bị teo não! ảnh 2

Với nhiều trường hợp, ngồi quá lâu có thể tăng cao nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. (Ảnh minh hoạ)

Vì vậy, ông và các cộng sự của mình tin rằng việc thay đổi thói quen ngồi một chỗ quá lâu có thể giúp cái thiện được sức khỏe của những người có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer. Thêm vào đó, việc ngồi quá lâu trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra hàng loạt các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư và thậm chí còn làm giảm tuổi thọ.

Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc cũng đưa ra rằng việc bạn ngồi hơn 10 giờ đồng hồ mỗi ngày sẽ khiến cho bạn mắc những vấn đề về tiểu tiện. Những vấn đề này có thể bao gồm việc đi tiểu rắt, dòng chảy nước tiểu nhỏ, chậm và tiểu không tự chủ.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Kangbuk Samsung tại Seoul cũng chỉ ra rằng việc ngồi lâu có thể gây ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho vùng chậu.

Theo dailymail
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?