Cảnh báo về đứt gãy San Andreas: Có thể gây ra trận động đất mạnh nhất thế giới

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đứt gãy San Andreas đã từng gây ra một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử, và khi những thay đổi trên Trái Đất diễn ra ngày càng nhiều, thiên tai càng trở nên khó dự báo, thì các nhà khoa học lại càng lo ngại về đứt gãy vốn được gọi là “quả bom hẹn giờ” này.

Những người bình thường có thể chưa biết đứt gãy San Andreas, còn với giới khoa học thì đây là một cái tên rất nổi tiếng (và đáng sợ). Đứt gãy này cắt qua California (Mỹ), là ranh giới kiến tạo giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

Những ranh giới giữa các mảng kiến tạo vốn thường là “môi trường thuận lợi” cho động đất. Nhưng tại sao đứt gãy San Andreas - dài 1.200 km - lại đặc biệt gây lo ngại?

Cảnh báo về đứt gãy San Andreas: Có thể gây ra trận động đất mạnh nhất thế giới ảnh 1

Hình ảnh đứt gãy San Andreas chụp từ trên cao. Ảnh: Cục Khảo sát Địa chất Mỹ.

Đứt gãy San Andreas gây lo lắng đến vậy vì nó đã từng là nguyên nhân gây ra trận động đất San Francisco năm 1906, khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng, phá hủy phần lớn thành phố, làm cho một nửa số dân ở đây thành vô gia cư.

Mà đó không phải là lần duy nhất đứt gãy San Andreas gây tai họa. Năm 1857, đứt gãy San Andreas góp phần gây ra động đất Fort Tejon mạnh 7,9 độ. Trận động đất này lấy đi mạng sống của một số ít người, nhưng nó thường được coi là một trong những trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử ở Mỹ. Đó là chưa kể đến những trận động đất kém mạnh hơn, như động đất San Francisco 1957, Loma Prietra 1989 (63 người thiệt mạng), Parkfield 2004, đều do đứt gãy San Andreas “khởi xướng”.

Cảnh báo về đứt gãy San Andreas: Có thể gây ra trận động đất mạnh nhất thế giới ảnh 2

Hậu quả của động đất Loma Prieta năm 1989. Ảnh: ABC7News.

Như vậy, có thể thấy là cứ khoảng vài chục năm (hoặc đôi khi là ngắn hơn), đứt gãy San Andreas lại góp phần gây động đất mạnh. Các nhà địa chất nói, đứt gãy này sẽ còn gây ra động đất mạnh đáng kể nữa, và vấn đề không phải là “có hay không”, mà là “khi nào” thôi. Mà nếu tính đến số dân và cơ sở hạ tầng ở San Francisco hiện nay, thì thiệt hại mà một trận động đất mạnh gây ra quả là điều mà không ai muốn hoặc dám nghĩ tới.

Cảnh báo về đứt gãy San Andreas: Có thể gây ra trận động đất mạnh nhất thế giới ảnh 3

Đứt gãy San Andreas (đường màu đỏ), bên trái là mảng Thái Bình Dương (Pacific plate), bên phải là mảng Bắc Mỹ (North America plate). Ảnh:

Vì vậy, hàng trăm nhà khoa học hiện đang không ngừng theo dõi đứt gãy San Andreas, khiến nó là một trong những đứt gãy được theo dõi sát sao nhất hành tinh. Tuy nhiên, việc dự báo và ngăn chặn động đất hiện tại là không thể, và con người chỉ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho một sự việc như thế. Cho nên người ta thường tổ chức những cuộc diễn tập động đất cho những người sống gần đứt gãy San Andreas. Một cuộc diễn tập như vậy sẽ được tổ chức vào ngày 19/10 tới và hơn 9,6 triệu người đã đăng ký tham dự.

Cảnh báo về đứt gãy San Andreas: Có thể gây ra trận động đất mạnh nhất thế giới ảnh 4

Cách hành động khi có động đất: Cúi thấp, che chắn, bám chặt. Ảnh: Earthquake Country.

Thông điệp chính của những buổi diễn tập này là “cúi thấp, che chắn (đầu, cổ và cơ thể nếu có thể), bám chặt (vào thứ mà bạn đang nấp bên dưới, hoặc giữ nguyên tư thế che chắn đầu và cổ)”.

Cảnh báo về đứt gãy San Andreas: Có thể gây ra trận động đất mạnh nhất thế giới ảnh 8
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

“Rét nàng Bân” sắp về miền Bắc giúp hết nồm, nhiệt độ Hà Nội giảm bao nhiêu?

HHT - Sau đợt nồm ẩm và nhiệt độ tăng, miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh, có thể gọi là “rét nàng Bân”. Đợt rét này sẽ khiến tình trạng nồm ẩm tạm kết thúc. Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ có nhiệt độ thay đổi thế nào? Và có phải đợt rét này là “chốt sổ” cái lạnh của mùa Đông - Xuân?
Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo?

Nhận tin nhắn thông báo đang chuyển tiền từ tài khoản của mình: Có phải lừa đảo?

HHT - Nhiều người không khỏi giật mình khi nhận được tin nhắn từ ngân hàng mà mình đang có tài khoản, thông báo rằng một khoản tiền cụ thể đang được chuyển đi. Đây có phải là tin nhắn lừa đảo không, có phải ai đó đã truy cập được tài khoản của người nhận tin nhắn và đang tìm cách chuyển khoản đi không?