Câu chuyện hài hước về ứng dụng vô nghĩa và đắt nhất trên iPhone

Câu chuyện hài hước về ứng dụng vô nghĩa và đắt nhất trên iPhone
HHT - Ứng dụng "I am Rich" từng được bán với giá 999 đô la trước khi bị gỡ bỏ vì sự... vô dụng.

Một thời gian ngắn sau khi Apple chính thức giới thiệu kho ứng dụng App Store vào ngày 10 tháng 7 năm 2008, “táo khuyết” ngay lập tức nhận được một số lượng lớn các ứng dụng được đệ trình bới các nhà lập tình ứng dụng. Ở thời điểm hiện tại, Apple nổi tiếng là hãng công nghệ có quy trình kiểm duyệt nội dung các ứng dụng khắt khe, tuy nhiên vào những ngày đầu, mọi thứ có vẻ như khá linh hoạt và “dễ thở”. Đó là lý do những ứng dụng như “I am Rich” (tạm dịch: Tôi giàu có) lại xuất hiện.

Câu chuyện hài hước về ứng dụng vô nghĩa và đắt nhất trên iPhone ảnh 1
Ứng dụng có giá gần 1.000 đô la mang tên gọi “I am Rich” từng gây ra rất nhiều tranh cãi.

Được phát triển bởi một nhà lập trình ứng dụng người Đức có tên Armin Heinrich, “I am Rich” có giá thành lên tới 999 đô la mỗi lượt tải về. Điều đáng nói là nó không có bất kì một tính năng gì ngoại trừ việc hiển thị một viên kim cương màu đỏ trên màn hình. Có lẽ, đúng như tên gọi của mình, “I am Rich” được dùng để chứng tỏ độ giàu có của những người sẵn sàng tải nó về.

Vài tuần sau khi được đưa lên App Store, Apple gỡ bỏ ứng dụng “I am Rich” khỏi kho ứng dụng chính thức của mình. Về sau, tác giả ứng dụng này đã lên tiếng phản pháo lại động thái của Apple. “Tôi có thấy một số người dùng phàn nàn về mức giá của ứng dụng này,” Heinrich chia sẻ với báo giới. “Thế nhưng tôi coi nó như nghệ thuật, tuy rằng tôi cũng không kì vọng vào nhiều người sẽ mua nó”.

Câu chuyện hài hước về ứng dụng vô nghĩa và đắt nhất trên iPhone ảnh 2

Với ứng dụng 999 đô la này, tất cả những gì nó hiển thị là một viên kim cương đỏ. Nhấn vào viên kim cương này, người dùng nhận được thông điệp tạm dịch là “tôi giàu có, tôi xứng đáng, tôi rất giỏi, khoẻ mạnh và thành công.”

Thế nhưng, có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết vẫn có 8 người quyết định mua “I am Rich” từ App Store và chỉ hai trong số đó yêu cầu được hoàn lại tiền sau khi thực hiện giao dịch. Và có thể bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn, bởi sau tất cả những rắc rối, Heinrich vẫn tung ra một biến thể của ứng dụng “I am Rich” ngày nào với giao diện kim cương đỏ tương tự nhưng có thêm tính năng máy tính bỏ túi. Ứng dụng phiên bản mới này mang tên gọi “I am Rich LE”. Nó hiện vẫn có mặt trên App Store và được bán với giá 9,99 đô la.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?