Câu chuyện lạ kỳ đằng sau “công viên nhỏ nhất thế giới” - một người cũng không vào được!

Câu chuyện lạ kỳ đằng sau “công viên nhỏ nhất thế giới” - một người cũng không vào được!
HHT - Một công viên bé tẹo đã lạ lùng rồi, nhưng câu chuyện đằng sau đó còn khiến bạn bất ngờ hơn!

Hơn 70 năm trước, từ chiếc bàn làm việc của mình ở tầng 2 của tòa soạn tờ báo The Oregon Journal, ông Dick Fagan để ý thấy một cái khuôn bê-tông nhỏ, hình tròn ở dưới đường. Đó là chỗ người ta sẽ dựng một biển báo giao thông. Tuy nhiên, một thời gian sau đó, vẫn không có biển báo hay cột đèn giao thông nào được dựng lên.

Và trong cái khuôn bê-tông này, cỏ dại bắt đầu mọc đầy.

Thấy vậy, ông Fagan tự mình dọn cỏ và rác ở đây, rồi trồng vài bông hoa.

Ông gọi nó là “Công viên Mill Ends”, theo tên mục trên báo mà ông vẫn làm. “Mill ends” có nghĩa là những đầu mẩu gỗ còn thừa lại ở các nhà máy, và thường bị bỏ đi.

Công viên nhỏ nhất thế giới - Mill Ends.

Vốn là người Ai-len, nên ông tin vào những truyền thuyết kỳ ảo. Ông viết lên báo rằng, khi cái khuôn bê-tông đó bị bỏ hoang, thì có một con tinh sống trong đó. Một đêm, ông bắt được con tinh này – tên là Patrick O’Toole, và theo luật của giới tinh, thì nó phải cho ông một điều ước. Ông Fagan ước có một công viên của riêng mình, nhưng vì ông không nói rõ kích thước của công viên, nên con tinh khôn khéo đã cho ông cái công viên bé tẹo – chính là cái khuôn bê-tông!

Ông Fagan tiếp tục viết những câu chuyện thần bí về các “dân cư” ở công viên “mini" này, cho đến khi ông mất vào năm 1969. Và đến năm 1976, Mill Ends được công nhận là một công viên chính thức của thành phố Portland.

Với diện tích chỉ khoảng 0,3 mét vuông (bằng miệng một cái giỏ), nó được cả Tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận là công viên nhỏ nhất thế giới.

Công viên được trang trí bằng những chú khủng long và người Lego nữa.

Từ đó đến nay, công viên Mill Ends vẫn nằm ở giao lộ cũ. Nhân viên của thành phố coi sóc nó, thay cây và những cụm hoa nhỏ khi cần thiết, như bất kỳ công viên nào khác. Thậm chí, nó còn được trang trí bằng… bể bơi cho bướm, tàu lượn siêu tốc (tí hon), và cả những con khủng long nữa.

Vì vậy, cũng có những người đi picnic tới công viên Mill Ends, bằng cách mang đồ ăn tới và ngồi bên cạnh để ăn, chứ không thể bước vào công viên được, tất nhiên! Chỉ có điều, khi ngồi cạnh công viên này để ăn uống thì phải chú ý giao thông, vì xe cộ vẫn chạy xung quanh.

Có những người cũng tới công viên để… dã ngoại.

Vậy là, trí tưởng tượng và hành động đơn giản của một con người (nhằm “cứu” một khoảng không bị bỏ quên) giờ đã trở thành một địa điểm tầm cỡ thế giới (dù hơi lạ lùng).

Chứng tỏ, mỗi việc làm của chúng ta đều có thể tạo nên những tác động lớn bất ngờ đấy bạn!

Theo UPWORTHY
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?