Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"?

Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"?
HHT - Eshima Ohashi được mệnh danh là một trong những cây cầu đáng sợ nhất thế giới, với độ dốc khiến du khách chỉ nhìn thôi cũng thấy sợ. Trên thực tế, cây cầu này rất an toàn.
Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"? ảnh 1

Cuối năm 2013, nhà sản xuất Daihatsu chọn Eshima Ohasi làm nơi thể hiện sức mạnh chiếc xe Tanto Custom của mình. Điều này khiến cây cầu bỗng trở thành một điểm đến đặc biệt nhờ độ dốc ấn tượng. Ảnh: Huffington Post.

Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"? ảnh 2
Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"? ảnh 3

Những bức ảnh chụp từ đầu cầu khiến người xem có cảm tưởng cây cầu dựng đứng, xe cộ có thể lao thẳng xuống phía trước. Điều này khiến Eshima Ohasi thường xuyên có mặt trong bảng xếp hạng những cây cầu đáng sợ nhất thế giới. Ảnh: Yahoo.

Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"? ảnh 4

Cây cầu này nối hai vùng Sakaiminato (Tottori) và Matsue (Shimane), có chiều dài gần 1,5 km, với độ dốc 6,1% phía Shimane và 5,1% phía Tottori. Đây là cây cầu dốc nhất tại Nhật Bản và là cầu khung cứng dài thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, nhờ chiều dài lớn, độ dốc này trên thực tế hoàn toàn bình thường và an toàn cho bạn lái xe qua. Ảnh: Independent.

Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"? ảnh 5

Trước khi Eshima Ohasi hoàn thiện, người dân qua sông bằng cầu Naka-ura-suimon. Tuy nhiên, cây cầu này sẽ ngừng hoạt động 7-8 phút để tàu đi qua. Xe cao quá 4,2 m không thể lên cầu. Ảnh: Japankuru.

Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"? ảnh 6

Eshima Ohasi được xây dựng để giải quyết những vấn đề này. Khi cầu hoàn tất, thời gian xe tải lớn và xe bus du lịch di chuyển qua sông giảm đáng kể. Với chiều cao 44,7 m so với mặt nước (giữa cầu), tàu bè có thể qua lại thoải mái phía dưới. Ảnh: Dailymail.

Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"? ảnh 7

Về đêm, cây cầu được thắp sáng lộng lẫy và thu hút du khách. Ảnh: Japankuru.

Cây cầu đáng sợ nhất Nhật Bản thực chất là một "cú lừa"? ảnh 8

Ban ngày, bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe để đi lên đây, ngắm nhìn khung cảnh từ khu vực quan sát ở đỉnh cầu. Ảnh: Independent.

Theo NEWS ZING
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?