Choáng trước hồ bơi "thách thức mọi giới hạn"

Choáng trước hồ bơi "thách thức mọi giới hạn"
HHT - Hồ bơi sâu nhất thế giới với sức chứa 8000m3 nước, tương đương với lượng nước của 27 bể bơi theo tiêu chuẩn Olympic và độ sâu 45m.

Hồ bơi sâu 45m, chứa 8000m3 nước tương đương với lượng nước của 27 bể bơi theo tiêu chuẩn Olympic, sẽ mở cửa vào mùa Thu năm nay tại Ba Lan. Dự kiến, đây cũng là hồ bơi sâu nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Trước đó, hồ bơi Y-40 Deep Joy của Italia đang nắm giữ kỷ lục này với độ sâu 42m.

Choáng trước hồ bơi "thách thức mọi giới hạn" ảnh 1

Với tên gọi DeepSpot, hồ bơi hiện đang trong giai đoạn toàn tất, nằm tại thị trấn Msxczonow, cách thủ đô Warsaw chừng 40km về phía tây nam. Khi khánh thành, hồ bơi sẽ mở cửa đón tất cả mọi cấp độ của người bơi, từ người mới bắt đầu, trẻ em, cho tới vận động viên chuyên nghiệp và thợ lặn.

Choáng trước hồ bơi "thách thức mọi giới hạn" ảnh 2
Với độ sâu 45m, hiện Deepspot đang giữ kỷ lục là bể bơi sâu nhất thế giới

DeepSpot được cung cấp nước trong vắt khiến các thợ lặn có cảm giác bị treo lơ lửng giữa không gian, như thể không có nước xung quanh. Nước trong hồ cũng ấm hơn so với các bể truyền thống.

Do thiết kế nhiều độ sâu khác nhau, các huấn luyện viên sẽ hướng dẫn học viên bơi, lặn ở nhiều cấp độ. Trong khi đó, người tự do có thể trải nghiệm ở điều kiện độc đáo.

Nếu chưa biết bơi lặn, du khách tham quan có thể trải nghiệm hồ bơi sâu nhất thế giới qua đường hầm dưới nước. Ở đây còn có phòng hội nghị cũng như khách sạn với tầm nhìn hướng về bể bơi.

Choáng trước hồ bơi "thách thức mọi giới hạn" ảnh 3
Ngoài khách thông thường, Deepspot còn chào đón cả những thợ lặn chuyên nghiệp

Theo giới thiệu từ công ty xây dựng Flyspot, DeepSpot được thiết kế giúp du khách có cảm giác đang lặn giữa biển hay đại dương, nhưng trong điều kiện hoàn hảo. Trong quá trình xây dựng, công ty đối diện nhiều thách thức, bao gồm cả việc giữ tinh thể nước trong suốt nên cần sử dụng hệ thống lọc nước tiên tiến.

Ngày khai trương hồ bơi chưa ấn định cụ thể, nhưng dự kiến sẽ trong mùa Thu năm 2019. Hiện tại, một hồ bơi khác có độ sâu 50m đang xây dựng ở Colchester, Anh, được cho là sẽ phá kỷ lục độ sâu của hồ bơi Deepspot sau khi khánh thành.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?