Choáng với bản đồ mật độ dân số chi tiết nhất thế giới của Facebook

Choáng với bản đồ mật độ dân số chi tiết nhất thế giới của Facebook
HHT - Bằng việc kết hợp các nguồn dữ liệu công khai, thương mại cùng sức mạnh trí tuệ nhân tạo (AI), Facebook đã tạo ra các bản đồ dân số với độ chi tiết gấp 3 lần so với bất kỳ bản đồ nào hiện nay.

Các bản đồ có độ phân giải cao này sẽ ước tính được số người sống trong phạm vi mỗi 30 mét, bao gồm các thông tin như: số trẻ em dưới 5 tuổi, số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và các chỉ số nhân khẩu học hữu ích khác.

Bản đồ mật độ dân số của Facebook cũng sẽ giúp các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện các hoạt động xã hội, các nhà lập pháp nghiên cứu tìm hiểu và xây dựng chính sách.

Có thể thấy rõ, dữ liệu điều tra dân số này cho phép Facebook chia sẻ sức mạnh đột phá của khoa học dữ liệu và toán học với thế giới, nhưng vẫn đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Choáng với bản đồ mật độ dân số chi tiết nhất thế giới của Facebook ảnh 1
Bản đồ mật độ dân số nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49) tại Úc.

Trên thế giới hiện có rất nhiều loại bản đồ với hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao. Tuy nhiên, trước khi dự án bản đồ của Facebook được triển khai, các loại bản đồ này đòi hỏi các tình nguyện viên phải phân tích hàng triệu km2 trong các kho hình ảnh, chỉ để tìm ra đâu là một thị trấn nhỏ hay một ngôi làng hẻo lánh.

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu của Facebook đã sử dụng AI để giải quyết vấn đề này và có thể quét dữ liệu hiệu quả ở quy mô petabyte. Ví dụ, đối với Nhật Bản, hệ thống thị giác máy tính đã kiểm tra 130 hình ảnh riêng lẻ để xác định xem, từng bức ảnh có chứa chỉ một tòa nhà hay không. Kết quả là nhóm nghiên cứu đã tìm thấy khoảng 30 triệu vị trí (số tòa nhà) chỉ trong vài ngày.

Choáng với bản đồ mật độ dân số chi tiết nhất thế giới của Facebook ảnh 2
Bản đồ mật độ dân số người cao tuổi (60+) tại Nhật Bản. Các tổ chức y tế Nhật Bản có thể dựa vào bản đồ này để đem đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Nhờ công nghệ máy học, Facebook bắt đầu phát triển bản đồ mật độ dân số để tạo ra những công cụ tốt hơn nhằm hỗ trợ các nỗ lực gắn kết cộng đồng toàn cầu. Đáng chú ý, dự án này không sử dụng dữ liệu người dùng Facebook, cũng như các dữ liệu điều tra dân số.

Ngoài ra, những hình ảnh vệ tinh được sử dụng đều không chứa thông tin nhận dạng cá nhân. Riêng Việt Nam, Facebook cũng có báo cáo thú vị và bản đồ mật độ dân số cho Việt Nam cũng được đăng tải tại trang Humanitarian Data Exchange.

Theo infornet
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?