Chuyện "cười ra nước mắt" về chiếc vòng tay thông minh của Apple, Xiaomi

Chuyện "cười ra nước mắt" về chiếc vòng tay thông minh của Apple, Xiaomi
HHT - Apple Watch, vòng Mi Band và một loạt vòng tay theo dõi sức khỏe khác đều báo nhịp tim khi được gắn trên những đồ vật vô tri vô giác khiến cộng đồng mạng bất ngờ.

Đeo vòng tay thông minh cho quả chuối, cuộn giấy vệ sinh, cốc uống nước,... là trào lưu mới nổi trên mạng xã hội Weibo, do được một nhóm bạn trẻ người Trung Quốc khởi xướng.

Theo đó, người dùng sẽ sử dụng các vòng đeo tay thông minh lần lượt đeo lên các đồ vật như quả chuối, cuộn giấy vệ sinh, cốc uống nước,... để "kiểm tra nhịp tim" của chúng. Tưởng như đây là một hành động ngu ngốc, thế nhưng điều bất ngờ là vòng tay đã thực sự thông báo nhịp tim đo được.

Chuyện "cười ra nước mắt" về chiếc vòng tay thông minh của Apple, Xiaomi ảnh 1

Mặc dù số lần hiển thị nhịp tim chỉ chiếm khoảng 25% trong các lần thử nghiệm, nhưng rõ ràng đây là một điều phi lý, bởi đây đều là những đồ vật vô tri vô giác. Đã có không ít người dùng "mắt tròn mắt dẹp" khi chứng kiến các vòng tay kiểm tra sức khỏe từ fitness band của Xiaomi, Ticwatch, hay thậm chí là Apple Watch Series 4 đều hiện thông báo giống như khi đang đeo trên cổ tay vậy.

Chuyện "cười ra nước mắt" về chiếc vòng tay thông minh của Apple, Xiaomi ảnh 2
Chuyện "cười ra nước mắt" về chiếc vòng tay thông minh của Apple, Xiaomi ảnh 3

Thử nghiệm với quả chuối, Apple Watch đo được nhịp tim 33bpm, còn đồng hồ Ticwatch đo cốc uống nước ra 130bpm. Cuộn giấy vệ sinh có vẻ như là vật dụng dễ kiểm tra nhất, khi thường xuyên cho mức nhịp tim ổn định ở 59-60bpm.

Theo lời lý giải của các chuyên gia, sở dĩ cả 3 thiết bị đeo tay là Xiaomi Mi Band 3, Apple Watch Series 4 và Ticwatch đều đo được nhịp tim của các đồ vật vô tri vô giác là bởi chúng sử dụng cơ chế chiếu tia sáng màu xanh lá cây vào vật thể (thường là cổ tay) để phát hiện tim của người dùng. Do đó, quá trình phản xạ ánh sáng xanh trên một số vật thể có thể khiến cảm biến gặp nhầm lẫn dẫn đến sai lệch.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?