Chuyện vui trong lịch sử: Ngày 11/4/1954 được bình chọn là ngày buồn chán nhất thế kỉ 20

Chuyện vui trong lịch sử: Ngày 11/4/1954 được bình chọn là ngày buồn chán nhất thế kỉ 20
HHT - Ngày 11/4/1954 là một ngày đặc biệt, bởi vì đó là ngày duy nhất không có chuyện gì đặc biệt xảy ra.

1954 là năm diễn ra nhiều sự kiện đáng chú ý. Nhưng trong năm đó, không có gì đặc biệt hơn ngày 11/4/1954.

Nhiều chuyên gia đã cùng đồng ý rằng 11/4/1954 là ngày buồn chán nhất thế kỉ 20 - một ngày không hề có bất cứ sự kiện sôi nổi, đáng nhớ nào diễn ra.

Chuyện vui trong lịch sử: Ngày 11/4/1954 được bình chọn là ngày buồn chán nhất thế kỉ 20 ảnh 1
Tờ Daily Mail phát hành ngày 11/4/1954

Sau khi thống kê hơn 300 triệu thông tin về các sự kiện, chiến thắng, thất bại, những cột mốc lịch sử, kết quả mà các chuyên gia nhận được là không hề có gì thú vị, vâng, không có gì xảy ra vào ngày này, 11/4/1954 cũng như đã không có người nổi tiếng nào được sinh ra hay qua đời vào hôm đó.

Sự kiện nổi bật nhất của ngày hôm đó là Bỉ đã có cuộc bầu cử thứ tư sau chiến tranh, và một học giả người Thổ Nhĩ Kỳ ra đời, người sau này chỉ là một giáo viên dạy các môn liên quan đến điện tử.

Chuyện vui trong lịch sử: Ngày 11/4/1954 được bình chọn là ngày buồn chán nhất thế kỉ 20 ảnh 2

Ngày 11/4/1954 nhàm chán đến nỗi một vụ cướp chiếc cúp trị giá khoảng 1,5 triệu VND (50 bảng Anh) đã được lên trang nhất của tờ báo ngày hôm sau.

Ngoài ngày 11/4/1954, BBC cũng chọn một ngày khác là “ngày nhàm chán vô cùng" của thế kỉ 20. Theo BBC Radio, 18/4/1930 cũng là một ngày vô cùng bình thường khi một phát thanh viên của chương trình thời sự lúc 18:30 đã nói với cả nước rằng: Hôm nay không có tin tức gì cả.

Tuy nhiên, ngày 18/4/1930 được xem là một ngày tẻ nhạt, không có tin tức là bởi vì tại thời điểm này, cuộc Đại suy thoái đang ở thời điểm cao trào. Nhưng ngày này cũng còn có một sự kiện đáng chú ý diễn ra: Arcoverde de Albuquerque Cavalcanti, Đức Hồng Y đầu tiên mang dòng máu Mỹ Latinh qua đời.

Người sáng lập công cụ tìm kiếm True Knowledge, William Tunstall-Pedoe, đã nói về lý do tại sao ngày 11/4/1954 lại trở nên đặc biệt đến vậy: "Không có nhân vật vĩ đại nào qua đời vào ngày đó, không có sự kiện lớn nào xảy ra, và mặc dù trong thế kỉ 20, mỗi ngày đều có những nhân vật lớn được sinh ra, nhưng vào ngày hôm đó, chỉ có một người là Abdullah Atalar, một học giả người Thổ Nhĩ Kỳ. 11/4/1954 là một ngày đặc biệt, vì đó là ngày duy nhất không có gì đặc biệt xảy ra".

Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?