Có cô đơn không, khi sống tại một thành phố có số dân là… 1 người?

Có cô đơn không, khi sống tại một thành phố có số dân là… 1 người?
HHT - Trong khi nhiều thành phố trên thế giới đang lo ngại về số dân tăng ngoài tầm kiểm soát, thì có một thành phố được coi là nhỏ nhất thế giới, với số dân chỉ là… 1 người!

Elsie Eiler là một phụ nữ bận rộn.

Bà là thị trưởng, là người pha chế đồ uống, là thủ thư, và là người trông coi cả thành phố MonowiMỹ.

Nghe có vẻ rất mệt mỏi, phải không?

Từ “thành phố” có lẽ cũng hơi to tát đối với con đường nhiều bụi ở bang Nebraska này. Nhưng Monowi có một điểm rất đặc biệt: đó là “thành phố” nhỏ nhất nước Mỹ, với dân số là 1 người: bà Elsie!

“Giờ tan tầm” ở thành phố Monowi.

Cái tên Monowi được cho là bắt nguồn từ tiếng của thổ dân châu Mỹ, có nghĩa là “bông hoa”. Nó được thành lập năm 1902, với diện tích là 0,4km2. Lúc đông đúc nhất, Monowi có số dân là 150 người (vào những năm 1930), nhưng rồi mọi người cứ chuyển đi dần dần để tìm công việc ở nơi khác.

Trong cuộc điều tra dân số vào năm 2000, thì Monowi có tổng số dân là… 2 người, chính là hai vợ chồng bà Elsie. Nhưng đến năm 2004, chồng bà Elsie mất, và từ đó, bà trở thành cư dân duy nhất của thành phố.

Với vai trò là thị trưởng, bà Elsie có quyền cấp giấy phép bán rượu bia – và bà cấp cho chính mình, cũng như có trách nhiệm thu thuế - và bà cũng thu thuế của chính mình.

Bà Elsie có một quán bar để bán cho du khách và những người đi ngang.

Tuy là cư dân duy nhất, nhưng bà cụ 84 tuổi này nói rằng, mình chẳng thấy cô độc. Bà vẫn nấu nướng để bán cho khách du lịch hoặc những người đi đường ghé qua. Thậm chí, món bánh burger của bà được cho là ngon đến mức, có những bác nông dân ở cách đó 130km cũng tới mua.

Elsie cũng là chủ của thư viện Rudy (tên của chồng bà), với 5.000 đầu sách, nên thỉnh thoảng cũng có người ghé vào mượn sách.

Bà Elsie đang trò chuyện với một vị khách trong quán bar của mình.

“Tôi thực sự chẳng mong muốn sống ở bất kỳ nơi nào khác” – Bà Elsie nói khi được phỏng vấn – “Tôi hoàn toàn hạnh phúc tại nơi tôi đang ở”.

Có lẽ bà Elsie là một ví dụ cho quan điểm: hạnh phúc không đến từ bên ngoài, mà phải bắt nguồn từ chính nội tâm của mình thôi.

Theo STUFF
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?