Mặt Trăng không phải là hình tròn. Thực tế, nó khá giống một quả trứng. Một ngày ở nơi đây từ lúc Mặt Trời mọc đến lúc Mặt Trời mọc lần kế tiếp, kéo dài 708 giờ.
Một điều mà chúng ta không thể nghĩ tới là Mặt Trăng đang dần dần rời xa Trái Đất. Khi mới hình thành, nó chỉ cách Trái Đất có 22.526 km. Còn giờ đây, 450.520 km là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Bởi mỗi năm, Mặt Trăng lại dựa vào năng lượng tự quay xung quanh trục của Trái Đất để tự đẩy bản thân lên cao khoảng 4 cm so với quỹ đạo của nó.
Mỗi một lần trăng tròn đều được đặt tên, ví dụ như trăng tuyết vào tháng 2, trăng dâu vào tháng 6, trăng lạnh vào tháng 12. Nếu một tháng nào đó có hai lần trăng tròn, thì đó chính là hiện tượng trăng xanh, một hiện tượng cực kỳ hiếm gặp. Chính từ đó mới hình thành một câu thành ngữ trong tiếng Anh: Once in Blue Moon, chỉ một điều hiếm khi xảy ra.
Supermoon, Siêu Trăng là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất, kích thước Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn. Có bốn Siêu Trăng trong năm 2017 và chỉ có một lần chúng ta có thể quan sát được là vào khoảng ngày 2/12 đến 3/12.
135 ngày là quãng thời gian bạn lái ô tô với vận tốc 112,6 km/h để đến Mặt Trăng. Và nếu bạn chỉ đi bộ không thôi, bạn phải mất tới 9 năm cơ.
Rùa đã được gửi đến Mặt Trăng trước khi các phi hành gia đặt chân lên đó. Chúng được gửi đến qua một tàu thăm dò không gian của Nga vào năm 1968.
Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, phi hành gia Neil Armstrong đã từng mang theo một phần của cánh quạt gỗ từ chiếc máy bay đầu tiên của Wright Brother. Khi ông trở vể Trái Đất, qua hải quan Mỹ, ông đã viết vào tờ nhập cảnh: đến từ Mặt Trăng.
Trong số 6 lá cờ được cắm trên Mặt Trăng, có 5 lá vẫn hiện còn tồn tại, nhưng tất cả đều đã chuyển sang màu trắng do ảnh hưởng từ bức xạ tia cực tím với cường độ cao từ Mặt Trời.
Từ đầu tiên được nói trên mặt trăng là “Okay”.
Phi hành gia Stuart A Roosa của tàu Appollo 14 đã mang đất trên Mặt Trăng về Trái Đất và đến nay có tới 400 cây xanh được trồng trên đất Mặt Trăng.
Chiếc iPhone đầu tiên có khả năng tính toán không khác gì sức mạnh điện toán của NASA vào năm 1969 khi nó bắt đầu thực hiện sứ mệnh lịch sử đưa con người lên Mặt Trăng.
Chiếc đồng hồ cá nhân của phi hành gia David Scott được ông đeo trong chuyến đi bộ trên Mặt Trăng năm 1971 đã được bán với giá 1,625 triệu đô la. Nó là chiếc đồng hồ duy nhất thuộc sở hữu cá nhân của một phi hành gia đã từng đi bộ trên Mặt Trăng. Ông Scott đã tặng một phần tiền thu được để hỗ trợ giáo dục học sinh học tập trở thành thế hệ phi hành gia Mỹ tiếp theo.
SAN SAN - Ảnh minh hoạ từ Internet