Con trai Càn Long - Lệnh phi, vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa bị sét đánh chết?

Con trai Càn Long - Lệnh phi, vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa bị sét đánh chết?
HHT - Thời gian Gia Khánh đế trị vì nhà Thanh kéo dài 24 năm, nổi bật nhất là xử tội tham quan Hòa Thân, thi hành tiết kiệm, cải tổ triều đình. Nhưng đáng tiếc những điều ông làm như muối bỏ bể giữa thời cuộc đầy biến động.

Khi ông qua đời đột ngột vào ngày 2 tháng 9, tại Hành cung Nhiệt Hà, Thanh triều cứ thế trượt dài cho tới ngày thời đại hoàng kim chính thức khép lại và biến mất hoàn toàn trong dòng hưng suy của lịch sử Trung Quốc. 

Người đời sau thắc mắc mãi về cái chết đầy bí ẩn của ông, mà đến tận ngày nay, dù đã có biết bao nghi vấn được đặt ra vẫn không ai có thể chắc chắn về sự thật ẩn chứa đằng sau.

Con trai Càn Long - Lệnh phi, vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa bị sét đánh chết? ảnh 1
Chân dung Gia Khánh đế - con trai của Càn Long và Lệnh Phi.

Và trong số những nghi vấn đó, có nổi lên 3 lập luận được rất nhiều người tin tưởng. Điểm chung của 3 câu chuyện này, chính là việc Hoàng đế Gia Khánh đã bị sét đánh chết?

Lập luận đầu tiên: Gia Khánh đế chết vì làm việc quá chăm chỉ

Một số người cho rằng trong lúc đi săn bắn tại Hành cung Nhiệt Hà, Hoàng đế Gia Khánh đã không may bị ốm nặng. Trong suốt thời gian phải nằm trên giường để các Thái y điều trị, ông vẫn thường xuyên xử lý việc triều chính, mặc cho các quan đại thần và phi tần Hậu cung khuyên nhủ hết lời.

Con trai Càn Long - Lệnh phi, vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa bị sét đánh chết? ảnh 2
Tranh vẽ toàn cảnh Nhiệt Hà Hành cung, nơi Hoàng đế Gia Khánh băng hà và xuất phát nhiều lời đồn đại. 

Lúc này, bầu trời Nhiệt Hà Hành cung bỗng tối sầm lại, mây đen vần vũ kéo tới, có kèm theo cả sấm chớp giật đùng đùng. Và rồi, trong lúc mưa to gió lớn ấy, đột ngột một tia sét đã đánh trúng tẩm điện nơi Hoàng đế Gia Khánh đang nằm nghỉ. Hoàng đế bị sét đánh trúng, cộng với thể trạng sức khỏe lao lực nên đã không qua khỏi mà băng hà.

Lập luận thứ 2: Chuyến đi săn định mệnh

Giả thuyết thứ hai cho rằng, Hoàng đế Gia Khánh bị sét đánh trúng khi đang trên đường trở về từ trường săn.

Sau nhiều ngày rong ruổi, đoàn săn không thu được chiến lợi phẩm gì nhiều ngoài một vài chú thỏ, vài con chim nhỏ. Hoàng đế Gia Khánh vô cùng thất vọng nên liền hạ lệnh kết thúc chuyến đi săn sớm hơn dự kiến, lập tức quay về Hành cung Nhiệt Hà.

Con trai Càn Long - Lệnh phi, vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa bị sét đánh chết? ảnh 3
Một góc Nhiệt Hà Hành cung ngày nay vẫn còn nguyên vẹn.

Trên đường trở về, đột nhiên bầu trời nổi giông tố mạnh, một tiếng sấm rền vang lên kéo theo tia sét khổng lồ giáng thẳng xuống vị trí của Gia Khánh đế, Gia Khánh đế ngã ngựa, chết ngay tức khắc.

Giả thuyết cuối cùng: Trời cao ganh ghét “uyên ương” 

Một số người cho rằng khi còn sống, Gia Khánh đế rất mực sủng ái một tiểu thái giám. Chính vì vậy, ông thường cho gọi tiểu thái giám ấy tới để mua vui. 

Con trai Càn Long - Lệnh phi, vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa bị sét đánh chết? ảnh 4

Tiểu thái giám hầu hạ Gia Khánh đế khi đó nhan sắc chắc cũng vào dạng "soái" chứ không như Lý Ngọc công công của "Diên Hy Công Lược".

Người ta đồn rằng, đằng sau tẩm điện của Hoàng đế Gia Khánh tại Hành cung Nhiệt Hà là có một tòa nhà nhỏ được đặt tên là "Vân Sơn thánh địa". Nơi này được cho là cực kỳ bí mật, Hoàng đế Gia Khánh hay dùng làm nơi hẹn hò của mình và tiểu thái giám nọ.

Cho tới một ngày, trong lúc cả hai đang "vui vẻ" với nhau, đột nhiên có một tia sét đánh như xé toạc bầu trời đánh trúng nóc "Vân Sơn thánh địa". Cả toàn nhà liền bốc cháy dữ đội, thiêu chết cả Hoàng đế Gia Khánh và tiểu thái giám bên trong.

Con trai Càn Long - Lệnh phi, vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa bị sét đánh chết? ảnh 5
Tây Thanh Mộ, cách Bắc Kinh 120 km về hướng tây nam.

Ba giả thuyết trên, suy cho cùng cũng chỉ là những đồn đoán của hậu nhân dựa trên các câu chuyện truyền miệng rỉ tai nhau qua nhiều đời tại Trung Quốc, thực hư cuối cùng vẫn không ai rõ. Nhưng nếu đây đúng sự thật thì Gia Khánh là vị Hoàng đế duy nhất trong triều đại Trung Hoa bị sét đánh chết. Điều đó, càng khẳng định: Ngay cả là Hoàng đế, bậc cửu ngũ chí tôn cao cao tại thượng thì sấm sét cũng không "nể nang" gì, hiểm họa không chừa một ai. 

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?