“Cổng địa ngục” bốc cháy ngùn ngụt suốt nửa thế kỷ

“Cổng địa ngục” bốc cháy ngùn ngụt suốt nửa thế kỷ
HHT - Trong suốt gần nửa thế kỷ, miệng hố Darvaza hay “Cổng địa ngục” nằm ở sa mạc thuộc phía bắc Turkmenistan vẫn bốc cháy ngùn ngụt chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Hố lửa khổng lồ với đường kính gần 70m, sâu 20m, đã liên tục cháy không ngừng nghỉ trong suốt gần 50 năm qua. Nằm ở trung tâm sa mạc Kakarum thuộc phía bắc Turkmenistan, người ta vẫn gọi miệng hố này là “cổng địa ngục” với ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt tạo thành quầng sáng màu vàng lớn, có thể nhìn thấy cách đó khoảng vài km.

“Cổng địa ngục” bốc cháy ngùn ngụt suốt nửa thế kỷ ảnh 1

Nếu như ban ngày, người ta chỉ nhìn thấy hố lửa ở khoảng cách gần, thì vào ban đêm, ánh sáng bốc lên rực cả một vùng trời. Người quan sát có thể thấy rõ khối lửa khổng lồ đang bùng lên giữa sa mạc.

“Cổng địa ngục” bốc cháy ngùn ngụt suốt nửa thế kỷ ảnh 2

Đây không phải là miệng hố lửa của tự nhiên, mà là sản phẩm do con người vô tình tạo nên. Năm 1971, khi tiến hành khoan, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí. Mặt đất bên dưới dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành hố lớn với đường kính 70m. Nhằm tránh khí rò rỉ gây độc, các nhà địa chất quyết định đốt nó.

“Cổng địa ngục” bốc cháy ngùn ngụt suốt nửa thế kỷ ảnh 3

Ban đầu, họ dự kiến lửa sẽ đốt cháy khí trong vòng vài tuần sẽ kết thúc. Tuy nhiên, điều không ngờ tới là, đến nay qua gần nửa thế kỷ, hố lửa khổng lồ vẫn chưa có dấu hiệu tắt ngấm. Thế nên cái tên “Cánh cửa tới địa ngục” cũng từ đó mà ra đời.

“Cổng địa ngục” bốc cháy ngùn ngụt suốt nửa thế kỷ ảnh 4

Vào tháng 4/2010, Tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdimuhamedow, đã đến thăm địa điểm này và chỉ đạo cần lấp hố hoặc thực hiện các biện pháp xử lý để hạn chế ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của các mỏ khí tự nhiên khác trong khu vực. Tuy nhiên đến nay, "cổng địa ngục” vẫn tồn tại giữa sa mạc.

“Cổng địa ngục” bốc cháy ngùn ngụt suốt nửa thế kỷ ảnh 5

Ngày nay, hố lửa khổng lồ trở thành điểm hấp dẫn với những du khách mê mạo hiểm. Người đầu tiên được ghi nhận là khách du lịch tới thăm “cổng địa ngục” là một người đàn ông Scotland có tên Kill Keeping. Sau đó, ngày càng nhiều du khách mê khám phá từng vượt qua thử thách để đặt chân tới đây.

Hiện tại, "Cổng địa ngục" Darvaza được coi là một trong những mỏ khí có trữ lượng lớn nhất trên thế giới.

Theo Dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?