Đã tìm ra cách vận chuyển đá xây Đại kim tự tháp Giza của người Ai Cập?

Đã tìm ra cách vận chuyển đá xây Đại kim tự tháp Giza của người Ai Cập?
HHT - Các nhà khảo cổ học tại Cairo vừa phát hiện một con dốc có niên đại 4.500 năm tuổi ở gần Đại kim tự tháp Giza nổi tiếng. Đây đang được cho là “con đường” vận chuyển các tảng đá xây Đại kim tự tháp.

Triều đại của Pharaoh Khufu không còn nhiều chứng tích lịch sử. Tuy nhiên, Kim tự tháp Ai Cập đồ sộ nhất, và là kỳ quan duy nhất trong số bảy kỳ quan của thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay lại là Đại kim tự tháp Khufu hay còn có tên khác là Đại kim tự tháp Giza. Làm thế nào để người Ai Cập cổ đại xây dựng được Đại kim tự tháp này đến nay vẫn là một câu đố cho con người ở thế giới hiện đại.

Đã tìm ra cách vận chuyển đá xây Đại kim tự tháp Giza của người Ai Cập? ảnh 1

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học đang rất phấn khích khi tìm ra một manh mối được cho có thể giải thích được câu đố nêu trên. Đó chính là một “hệ thống” đường dẫn được thiết kế theo dạng sườn dốc, bên dưới có nhiều lỗ hổng, được phát hiện ở khu vực mỏ đá Hatnub, một mỏ đá cổ nằm ở khu vực sa mạc phía Đông Ai Cập.

Theo các nhà khảo cổ đến từ Viện nghiên cứu khảo cổ Phương Đông (Pháp) ở Cairo và Đại học Liverpool (Anh) hiện đang làm việc tại khu vực phát hiện ra đường dẫn cổ xưa này, có thể đây chính là manh mối quan trọng để làm rõ hơn cách thức người Ai Cập cổ đại có thể vận chuyển được các khối đá khổng lồ để xây Đại kim tự tháp nổi tiếng.

"Hệ thống này bao gồm một đoạn đường nối trung tâm, hai bên sườn dốc có nhiều lỗ hổng. Sau đó người Ai Cập cổ có thể sử dụng một chiếc xe giống như xe trượt tuyết được đặt một khối đá và sau đó được gắn với dây thừng để kéo dần lên trên khỏi mỏ đá trên dốc khoảng 20% và có thể cao hơn. Mỗi đoạn kéo lên, các lỗ hổng có thể sẽ là nơi cắm vật chặn”, Yannis Gourdon, nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm chung tại Hatnub cho biết.

Các nhà khảo cổ học cũng cho rằng, hệ thống dây thừng gắn liền với chiếc xe trượt tuyết đóng vai trò quan trọng giúp giảm tải, phân tán lực cho người kéo khiến cho nó dễ dàng hơn khi kéo xe trượt lên dốc.

Loại hệ thống kéo đá này trước đây chưa bao giờ được phát hiện ở bất cứ nơi nào khác. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu về các dấu hiệu công cụ và sự hiện diện của hai chữ khắc cũng dẫn các nhà khảo cổ học nghĩ đến kết luận hệ thống này có ít nhất tới triều đại của Khufu, người đã cho xây dựng Đại kim Tự Tháp ở Giza.

Hiện tại, các nhà khảo cổ học vẫn đang tiếp tục làm việc liên tục với hi vọng sẽ khám phá ra câu trả lời cuối cùng.

Đã tìm ra cách vận chuyển đá xây Đại kim tự tháp Giza của người Ai Cập? ảnh 2

Là một trong 7 kỳ quan thế giới, Đại kim tự tháp Giza (còn gọi là kim tự tháp Khufu hay Kheops) được xây dựng từ khoảng 2,3 triệu khối đá vôi và đá granite có khối lượng từ 2 – 50 tấn.

Điểm đặc biệt nhất đó là các khối đá được mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau lên tới độ cao 146,5m. Chúng được làm hoàn hảo tới mức ngay cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tờ giấy mỏng cũng không thể lọt được vào khe giữa hai khối đá.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?