Đây là những điều bạn sẽ làm được nếu chịu khó tập trung 1 giờ đồng hồ

Đây là những điều bạn sẽ làm được nếu chịu khó tập trung 1 giờ đồng hồ
HHT - "Không có thời gian" luôn là lý do được rất nhiều bạn trẻ "vịn vào" để giải thích cho những trì hoãn của mình.

Bạn có biết, chỉ cần dành ra mỗi ngày 1 tiếng đồng hồ thật tập trung, chắc chắn số công việc bạn hoàn thành sẽ đạt đến con số đáng ghi nhận đấy. Vậy bạn đã biết tập trung đúng cách chưa? Cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Xác định được mục tiêu mà mình cần phải hoàn thành là điều bạn hoàn toàn có thể, đúng không nào? Khi đề cập đến việc quản lý thời gian, việc chúng ta cần để ý đến nhất chính là quản lý sự tập trung. Và để có thể hoàn thành công việc cách hiệu quả nhất, bạn phải tuân thủ theo 2 nguyên tắc sau:

  • Tuyệt đối tránh những thứ làm mình xao lãng
  • Tránh không làm nhiều nhiệm vụ cùng lúc

Vậy làm sao để có thể thực hiện 2 nguyên tắc trên?

1. Tập thói quen lên kế hoạch trước cho ngày hôm sau

Mỗi tối sau khi đã hoàn thành xong công việc hoặc trước khi đi ngủ, bạn nên mở điện thoại, có thể vào phần ghi chú, lịch điện thoại, hoặc những ứng dụng dùng để check-list và nhắc nhở công việc,... ghi ra 3 đến 5 điều mà bạn muốn làm vào ngày hôm sau.

Một số ứng dụng như Wunderlist, Evernote, Remember the milk,... sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc lên kế hoạch những điều cần làm. Ngoài ra, việc ghi chú công việc còn giúp những bạn có "não cá vàng" dễ dàng kiểm tra để không phải bỏ sót công việc nào.

Đây là những điều bạn sẽ làm được nếu chịu khó tập trung 1 giờ đồng hồ ảnh 1

2. Không để bất cứ việc gì khác xen vào 1 giờ tập trung

Phương pháp 1 giờ tập trung thật sự rất có ích với những bạn có khả năng tập trung ở mức độ trung bình, thậm chí là kém. Với phương pháp này, bạn nên chia 1 giờ tập trung làm việc thành 2 phần, mỗi phần 25 phút, giữa mỗi phần là thời gian nghỉ 5 phút.

Hãy nhớ, đừng "táy máy" đến bất kỳ những gì có thể khiến bạn lo ra. Ví dụ như đang làm bài tập, bạn hoàn toàn tập trung vào sách vở trong 25 phút, đừng viết được vài chữ lại check Facebook xem bạn bè đang nói gì, có ai nhắn tin cho mình hay không,...

3. Từng bước tạo thói quen thành nhịp

Việc tập luyện một thói quen tốt quan trọng nhất không phải là bạn chọn thói quen gì, mà đấy là bạn có thể duy trì được thói quen đấy trong bao lâu. Ví dụ nếu bạn đặt mục tiêu là mỗi ngày đọc sách trong 30 phút, thì hãy cố gắng duy trình thói quen đấy trong ít nhất 60 ngày liên tục.

Cứ mỗi ngày đến giờ đó thì cắm tai nghe vào, mở nhạc Banroque (thể loại nhạc khi nghe giúp tập trung tốt hơn) và đọc liên tục trong vòng 30 phút. Dần dần nhiều ngày trôi qua bạn sẽ quen, não cũng được luyện theo thói quen đó nên việc đọc sách với bạn sẽ trở nên dễ dàng, không làm không được.

4. Ghi lại "nhật ký" làm việc sau 1 ngày

Sau 1 ngày, bạn nên ghi chép lại những việc mình đã làm được. Đó cũng là việc đầu tiên nên làm trước khi học theo thói quen đặt mục tiêu cho bản thân. Bạn có thể tải ứng dụng Life Cycle để theo dõi xem trong 1 ngày quỹ thời gian của bạn đã được dành vào những việc gì.

Ảnh: Internet

5. Lịch sinh hoạt hợp lý, ngủ nghỉ đầy đủ

Sinh hoạt hợp lý, ngủ nghỉ, ăn uống đầy đủ sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh, não bộ cũng có thời gian nghỉ ngơi. Đây chính là chìa khóa giúp cho sự tập trung của bạn được tốt hơn. Hãy dành ra ít nhất 7-8 tiếng để ngủ mỗi ngày, đừng ngủ quá ít, vì ngày hôm sau chắc chắn cơ thể lờ đờ, bạn cũng không thể tập trung làm việc.

Theo anhtuanle.com
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm