Đề xuất thêm dữ liệu ADN, giọng nói và các thông tin khác vào Căn cước công dân gắn chíp

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Trong báo cáo tổng kết Luật Căn cước công dân (CCCD) của Bộ Công an, cơ quan chức năng đưa ra 4 đề xuất, kiến nghị theo hướng sửa đổi, bổ sung luật này để mang lại nhiều tiện ích hơn cho người dân khi sử dụng Căn cước công dân gắn chíp.

Thêm dữ liệu sinh trắc công dân

Hiện nay, dữ liệu của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu Căn cước công dân mới chỉ thu thập các nhóm thông tin về nhân thân như họ, tên, năm sinh. Điều này gây khó khăn khi triển khai Đề án 06 của Thủ tướng về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Do đó, Bộ Công an đề xuất chỉnh lý quy định về cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, bổ sung các nhóm thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu CCCD gồm: Thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói); thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 5 năm trở lên).

Đề xuất thêm dữ liệu ADN, giọng nói và các thông tin khác vào Căn cước công dân gắn chíp ảnh 1

Thiết bị đọc CCCD gắn chip được sử dụng để kiểm tra thông tin.

Bộ cũng đề xuất bổ sung vào cơ sở dữ liệu các thông tin gồm: Số chứng minh nhân dân của công dân, ngày cấp, nơi cấp; người giám hộ, người được giám hộ; thông tin về diện chính sách; tài khoản định danh điện tử của công dân.

Cấp Căn cước công dân gắn chip cho người dưới 14 tuổi

Bộ Công an cho biết hiện nay, theo quy định của Luật Căn cước công dân thì người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Loại giấy tờ này phải đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho công dân, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định cấp thẻ CCCD gắn chip cho công dân dưới 14 tuổi, đồng thời, bổ sung quy định giải quyết vướng mắc trong cấp thẻ căn cước cho người không có nơi thường trú, không đầy đủ một số thông tin cá nhân khác như ngày, tháng sinh, quê quán, có thông tin kê khai về dân tộc, tôn giáo khác không nằm trong danh mục quy định của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.

Đề xuất thêm dữ liệu ADN, giọng nói và các thông tin khác vào Căn cước công dân gắn chíp ảnh 2

Công an đề xuất bổ sung quy định cấp thẻ CCCD gắn chip cho công dân là trẻ em dưới 14 tuổi.

Đáng chú ý, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 5 năm trở lên).

Tích hợp thêm nhiều thông tin vào Căn cước công dân

Theo Bộ Công an, hiện nay công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên... Việc có quá nhiều loại giấy tờ như vậy gây ra khó khăn cho công dân trong lưu trữ, sử dụng, nhất là khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Trên cơ sở giải quyết những vướng mắc đó, Bộ Công an kiến nghị bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin khác của công dân vào CCCD, thay thế việc sử dụng một số loại giấy tờ chứa thông tin đã được tích hợp.

Đề xuất thêm dữ liệu ADN, giọng nói và các thông tin khác vào Căn cước công dân gắn chíp ảnh 3

Chip điện tử ở mặt sau của CCCD sẽ tích hợp nhiều loại giấy tờ.

Ngoài ra, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục để thu thập, tích hợp thông tin; bổ sung quy định về hình thức tích hợp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện tích hợp thông tin.

Đề xuất thêm dữ liệu ADN, giọng nói và các thông tin khác vào Căn cước công dân gắn chíp ảnh 7
Theo TGDD News
MỚI - NÓNG
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
HHT - Trước tình hình ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã chỉ đạo Ban Thường vụ các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn thành lập 126 tổ phản ứng nhanh của Đoàn Thanh niên các cấp, phát huy tinh thần xung kích thanh niên, sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

HHT - Bão Yagi (bão số 3) đang gây ảnh hưởng rất lớn ở nhiều tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ta. Gió ở Thủ đô Hà Nội rất mạnh, làm đổ nhiều cây cối, vỡ các cửa kính, tốc mái tôn… Đến chiều tối nay, hình ảnh mắt bão không còn rõ nét mà có nhiều mây che phủ, như vậy có thể nói lên điều gì?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?
Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?