Déjà Vu là gì? Vì sao mỗi chúng ta ai cũng đều ít nhất một lần mắc phải?

Déjà Vu là gì? Vì sao mỗi chúng ta ai cũng đều ít nhất một lần mắc phải?
HHT - Một ví dụ cụ thể: khi bạn bất chợt cảm thấy cuộc hội thoại mình đang tham gia lại cực kỳ quen thuộc. Đó là bởi người bạn của bạn đã nói chính xác một câu đã từng nói trước đây.

Chỉ tại trong trải nghiệm lần trước đó, bạn đã không để ý và không nhớ được câu nói. Câu nói đã gợi ra tất cả các cảm giác quen thuộc quay trở lại, bạn sống trong khung cảnh cũ và thế là bạn có 30 giây Déjà Vu.

Déjà Vu là gì? Vì sao mỗi chúng ta ai cũng đều ít nhất một lần mắc phải? ảnh 1

Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng này rất đơn giản.

Bỗng nhiên bạn làm gì đó hoặc đi đến nơi nào đó và thấy quen quen như mình đã đến đây từ kiếp nào. Thì chúc mừng, bạn đang gặp hiện tượng Déjà Vu đấy!

Déjà Vu là một hiện tượng phổ biến và hay gặp nhất ở con người, khoảng 60-70% dân số.

Đây là hiện tượng rất mơ hồ cho chúng ta cảm giác mình biết trước được tương lai. Déjà Vu là một hiện tượng xảy ra mang tính bất chợt, bởi vậy, bạn không thể ép mình hay người khác rơi vào trạng thái Déjà Vu. Đó cũng là một lý do khiến nghiên cứu để giải thích hiện tượng Déjà Vu là cực kỳ khó.

Déjà Vu là gì? Vì sao mỗi chúng ta ai cũng đều ít nhất một lần mắc phải? ảnh 2

Các nhà khoa học phân ra 2 loại Déjà Vu:

1. Associative Déjà Vu: là loại phổ biến nhất. Đây là trải nghiệm hết sức thông thường. Tất cả chúng ta đều có thể từng trải qua cảm giác này. Khi bạn nhìn, nghe, ngửi hoặc trải nghiệm điều gì đấy mà chúng tạo cho bạn sự liên hệ với những điều bạn từng trải qua tương tự trước đây.

2. Biological Déjà Vu: xuất hiện ở những người bị động kinh thùy thái dương. Những người trải qua Biological Déjà Vu thường tin chắc chắn rằng họ đã trải qua một tình huống tương tự trước đây, hơn là chỉ là cảm giác thoáng qua như những người trải qua Associative Déjà Vu.

Cho tới thời điểm hiện tại, không một nhà khoa học nào dám khẳng định 100% rằng mình giải thích được cơ chế chính xác của Déjà Vu. Hiện tượng này sẽ tìm đến bạn một cách bất chợt, chứ chúng ta không thể tự tạo ra cảm giác Déjà Vu. Bởi vậy, nếu bạn muốn trải nghiệm Déjà Vu một lần nữa, cách duy nhất là chờ đợi.

Déjà Vu là gì? Vì sao mỗi chúng ta ai cũng đều ít nhất một lần mắc phải? ảnh 3

Theo một số khảo sát và nghiên cứu về Déjà Vu. Đây là một số yếu tố có thể khiến bạn dễ gặp hiện tượng này hơn:

1. Tính trung bình, một người bình thường chỉ trải nghiệm Déjà Vu một lần mỗi năm.

2. Déjà Vu thường xuất hiện trong trạng thái căng thẳng hoặc cực kỳ mệt mỏi.

3. Con người bắt đầu gặp Déjà Vu từ năm 8-9 tuổi, càng lớn thì càng ít gặp.

4. Déjà Vu thường xảy ra với những khung cảnh trong nhà.

5. Người có giáo dục, điều kiện kinh tế tốt và hay đi du lịch sẽ trải nghiệm Déjà Vu nhiều hơn.

Mặc dù Déjà Vu được nghiên cứu hơn 100 năm qua, chúng ta vẫn chưa có lời giải thích đồng nhất. Có lẽ sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật trong tương lai sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Theo WSJ
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?