Đi xe tay ga nhưng bạn có biết cần gạt màu đen này để làm gì không?

Đi xe tay ga nhưng bạn có biết cần gạt màu đen này để làm gì không?
HHT - Nếu các bạn để ý, trên một vài mẫu xe tay ga của Honda đều có một cần gạc màu đen nhỏ, nằm ngay cạnh que thắng bên trái. Thực ra, đây chính là cần gạt khoá thắng sau, một tính năng đặc biệt hữu ích khi để xe trên dốc.

Cụ thể, chức năng của cần gạt này đó là khoá bánh xe sau để xe không bị trôi khi đỗ xe trên dốc, chân chống nghiêng không đủ sức giữ xe, khi đó khoá bánh sau sẽ phát huy tác dụng triệt để, tương tự như phanh đỗ trên ô tô.

Đi xe tay ga nhưng bạn có biết cần gạt màu đen này để làm gì không? ảnh 1

Mặc dù, khoá phanh này không có tác dụng chống được trộm, nhưng nếu kẻ gian không biết thực hiện động tác mở khoá thì sẽ phải mất một ít thời gian để trộm xe.

Trong thực tế thì tính năng này đã được trang bị từ khá lâu trên một vài mẫu xe khác nữa, tuy nhiên gần đây mới bắt đầu trở nên phổ biến. Mặc dù đây là một tính năng nhỏ nhưng lại khá hữu dụng.

Cách khoá thắng sau bằng cần gạt:

Đi xe tay ga nhưng bạn có biết cần gạt màu đen này để làm gì không? ảnh 2

Để khoá thắng sau bằng cần gạt, đầu tiên bạn phải bóp hết tay phanh bên trái (phanh sau), sau đó gạt nhẹ lẫy lên cho đến khi nghe tiếng. Sau đó, nhả tay thắng ra, lúc này thì xe sẽ bị khoá bánh sau và không bị trôi khi dừng ở bề mặt nghiêng. Đối với việc mở khoá thắng thì bạn chỉ cần bóp mạnh thắng lần nữa và thả ra là được.

Tuy nhiên, khoá phanh sẽ không hoạt động nếu căn chỉnh phanh sau quá chặt. Do đó, quãng bóp phanh cần được đặt theo đúng tiêu chuẩn.

Theo Saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?