Đố bạn biết, loài chim thông minh nào được huấn luyện để… nhặt rác trong công viên?

Đố bạn biết, loài chim thông minh nào được huấn luyện để… nhặt rác trong công viên?
HHT - Sáu chú chim rất thông minh được huấn luyện đặc biệt để nhặt những đầu mẩu thuốc lá và những mảnh rác nhỏ - và chúng sẽ bắt đầu làm việc từ tuần sau, trong một công viên ở Pháp.

Và nếu bạn nghĩ đến chim bồ câu thì bạn nhầm rồi nhé. Những chú chim “lao công” này là sáu chú quạ. Chúng sẽ nhặt rác trong công viên Puy du Fou (ở Vendee, Pháp), và thả vào một cái hộp nhỏ. Mỗi khi chúng thả được một mẩu rác hay đầu thuốc lá vào đó, thì cái hộp sẽ “nhả” ra một mẩu thức ăn cho chim.

Nicolas de Villiers, giám đốc công viên, giải thích: “Mục đích ở đây không chỉ là dọn công viên cho sạch, mà còn để cho thấy rằng, thiên nhiên cũng có thể dạy chúng ta cách chăm sóc môi trường”.

Công viên giải trí Puy du Fou, nơi làm việc của những chú quạ.

Quạ được coi là loài chim “đặc biệt thông minh” và “thích giao tiếp với con người” - ông Villiers cho biết. Mà qua câu chuyện về con quạ thả những viên sỏi vào bình nước, cho nước dâng lên để uống, thì ta cũng có thể thấy rằng, từ lâu, quạ đã được đánh giá cao về khả năng… giải quyết vấn đề.

Chris Packham, một người dẫn chương trình TV và cũng là nhà nghiên cứu về tự nhiên trong nhiều năm, đã khẳng định rằng trí thông minh của loài quạ là “rất ấn tượng”.

Những chú quạ được huấn luyện đặc biệt để đi nhặt rác.

Người ta từng nhìn thấy những chú quạ hoang dã ở đảo New Caledonia ngậm cái que nhỏ trong mỏ, và dùng que để moi côn trùng từ những khúc gỗ ra. Thậm chí, một chú quạ trong phòng thí nghiệm, được đặt tên là “Betty”, còn từng “cải tiến” một sợi dây thép thành cái móc, trong khi nó chưa hề được huấn luyện, và cũng chưa hề nhìn thấy con chim nào khác làm như thế.

Nhiều chú quạ sống ở các thành phố tại NhậtMỹ còn “phát minh” ra một kỹ thuật để đập vỡ những loại hạt có vỏ cứng, bằng cách thả chúng xuống đường phố, để xe chèn qua cho vỡ vỏ. Sau đó, khi xe cộ dừng đèn đỏ thì những chú quạ mới lao xuống nhặt hạt ăn.

Có vẻ, những loài động vật trong thiên nhiên hoang dã có trí thông minh cao hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Theo THE GUARDIAN
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?