Đố bạn biết vì sao bàn phím máy tính lại được sắp xếp theo kiểu QWERTY?

Đố bạn biết vì sao bàn phím máy tính lại được sắp xếp theo kiểu QWERTY?
HHT - Dùng máy tính hàng ngày nhưng dã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao bàn phím máy tính lại được sắp xếp theo kiểu QWERTY?
Đố bạn biết vì sao bàn phím máy tính lại được sắp xếp theo kiểu QWERTY? ảnh 1

Chúng ta khi sử dụng máy tính đều phát hiện ra một đặc điểm khá thú vị, đó chính là những phím bấm không được sắp xếp theo bảng chữ cái alphabet. Đó là vì bàn phím mà chúng ta đang sử dụng hiện nay có tên là QWERTY, tên gọi này được lấy theo 6 chữ phím góc trên cùng bên trái bàn phím. Ngoài QWERTY, vẫn còn có một số dạng bàn phím khác như DVORAK, MALTRON hay QWERTZ nhưng QWERTY vẫn là bàn phím thông dụng nhất thế giới hiện nay.

Đố bạn biết vì sao bàn phím máy tính lại được sắp xếp theo kiểu QWERTY? ảnh 2

Bàn phím QWERTY ra đời vào cuối những năm 1860, thời điểm chiếc máy đánh chữ đầu tiên được phát minh bởi Christopher Sholes, một nhà báo đồng thời cũng là thợ in, sống ở Milwaukee, Wisconsin, Mỹ. Ban đầu, các ký tự trên máy đánh chữ do Sholes sáng chế ra được xếp theo thứ tự bảng chữ cái ABCD. Những phím này được lắp đặt ở trên một thanh kim loại được liên kết với đầu in, khi người đánh máy ấn bất kỳ phím nào thì chữ sẽ được in lên trên giấy.

Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm, Sholes nhận ra một vấn đề rằng, những chữ cái được sử dụng thường xuyên lại được đặt cạnh nhau, khi người gõ máy chữ đánh nhanh thì những ký tự nằm gần nhau trên bàn phím bị kẹt, vướng vào nhau, người gõ phải dùng tay gỡ các thanh gõ ra và thường xuyên để lại vết hằn trên văn bản.

Sau đó, một đối tác làm ăn với Sholes là James Densmore đã đề nghị ông sắp xếp lại những ký tự hay được sử dụng, bằng cách đưa chúng sang vị trí xa nhau hơn để khắc phục điểm yếu này. Từ đó bàn phím QWERTY ra đời.

Đố bạn biết vì sao bàn phím máy tính lại được sắp xếp theo kiểu QWERTY? ảnh 3

Không lâu sau đó, phát minh của ông được cấp bằng sáng chế. Ông và các cộng sự của mình đã bán thiết kế của mình cho nhà sản xuất máy đánh chữ đầu tiên là Remington & Sons. Đến năm 1893, Remington và bốn nhà sản xuất máy đánh chữ lớn khác là Caligraph, Yost, Densmore và Smith-Premier đã nhất trí lấy QWERTY làm tiêu chuẩn bàn phím.

Thế nhưng, vẫn có một số giả thuyết khác về sự ra đời của bàn phím ngày nay. Vào năm 2011, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto là Koichi YasuokaMotoko Yasuoka đã dựa theo sự phát triển của bàn phím vào thời kỳ của những đoạn mã Morse và đưa ra lập luận hoàn toàn khác.

Đố bạn biết vì sao bàn phím máy tính lại được sắp xếp theo kiểu QWERTY? ảnh 4

Theo họ, những chiếc máy đánh chữ ban đầu được sử dụng bởi các điều phối viên điện toán, tuy nhiên họ lại cảm thấy bàn phím với cách sắp xếp dạng ABCD gây ra nhiều phiền toái trong việc giải mã những bức điện tính. Vì thế, bàn phím QWERTY được tạo ra để giải quyết vấn đề nêu trên. 

Dù đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định nguồn gốc của việc ra đời bàn phím QWERTY một cách rõ ràng nhất nhưng người ta vẫn không thể phủ nhận sự thuận tiện của bàn phím này.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?