Đố bạn biết vì sao máy bay không thể bay vào không gian?

Đố bạn biết vì sao máy bay không thể bay vào không gian?
HHT - Không phải ngẫu nhiên mà việc bay vào không gian lại được dành đặc quyền cho tên lửa và tàu vũ trụ.

Vì sao máy bay không thể bay lên không gian? Thực tế, chúng ta thậm chí còn không thể hoàn thành được một nửa chặng đường đó với công nghệ máy bay hiện tại. Nếu bạn cũng từng đặt ra câu hỏi trên, bài viết này sẽ mang đến cho bạn câu trả lời.

Thực tế, một phần lớn của vấn đề này là do trọng lực của trái đất. Để có thể bay lên được không gian, bạn sẽ cần phải thắng được trọng lực. Quá trình này đòi hỏi một tốc độ tối thiểu 33 mach (tương đương 25.000 dặm trên giờ, hay hơn 40.233 km trên giờ). Trong khi đó, có thể bạn chưa biết tốc độ kỷ lục thế giới của một chiếc máy bay hiện tại cũng chỉ đạt 6,7 mach.

Đố bạn biết vì sao máy bay không thể bay vào không gian? ảnh 1

Một trong những lý do khác cũng khiến máy bay không thể vào không gian là khí quyển. Theo đó, càng bay cao thì bầu khí quyển sẽ càng mỏng đi, thực tế tự nhiên này tạo ra hai vấn đề. Đầu tiên, ít phân tử không khó hơn khiến máy bay khó giữ được vị trí của mình trên không trung. Trong khi đó, lượng oxy giảm đồng nghĩa với lượng khí đốt vận hành guồng máy cũng ít đi.

Thực tế, máy bay thương mại thường khó vượt qua được độ cao khoảng 13,71 km, theo Business Insider. Tuy nhiên, cũng có một số ngoại lệ khiến con số này tăng thêm. Năm 1977, phi công Alexandr Fedotov đã lái một chiếc máy bay đến độ cao tới 37,65 km. Đây được xem là con số kỉ lục nhất một chiếc máy bay thông thường đạt được, thế nhưng nó cũng chỉ tương đương 1/3 quãng đường lên không gian.

Một chiếc máy bay khác là SpaceShipOne từng đạt độ cao tới 112 km vào năm 2014. Dù vậy, điểm đặc biệt là nó có một động cơ tên lửa được khởi động khi máy bay đã đạt độ cao khoảng hơn 13 km.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?