"Đối thủ" của ChatGPT đến từ Google vừa chạy thử đã trả lời sai, gây thiệt hại 3 triệu tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Công cụ trí tuệ nhân tạo mà Google đang phát triển để “vượt mặt” ChatGPT của OpenAI vừa được chạy thử nghiệm thì đã trả lời sai luôn một câu. Đây đúng là sự nhầm lẫn tỷ đô, khi mà vì nó, Google đã bị thiệt hại tới 140 tỷ đôla (hơn 3 triệu tỷ đồng).

Trong khi công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT của công ty OpenAI đang thu hút sự chú ý của cả thế giới, các tập đoàn công nghệ lớn vội vàng phát triển những sản phẩm tương tự nhằm cạnh tranh với nó. Trong đó, đáng nói đến nhất là công cụ Bard của Google.

Tuy chưa được ra mắt công chúng nhưng khổ nỗi, Bard đã vừa bị “chỉ mặt gọi tên” vì bản thử nghiệm đã đưa ra câu trả lời không chính xác.

Trong bản demo mà Google vừa đưa ra, một người sử dụng đã hỏi Bard: “Có những khám phá mới nào từ Kính thiên văn Không gian James Webb (JWST) mà tôi có thể nói cho đứa con 9 tuổi của tôi biết?”.

Bard đưa ra một loạt thông tin, trong đó có: “JWST đã chụp những hình ảnh đầu tiên của một hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta”.

"Đối thủ" của ChatGPT đến từ Google vừa chạy thử đã trả lời sai, gây thiệt hại 3 triệu tỷ đồng ảnh 1

Google đang thử nghiệm một công cụ để cạnh tranh với ChatGPT. Ảnh: Cesc Maymo/ Getty Images.

Nhưng theo NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) thì hình ảnh đầu tiên của một ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời) thực ra được chụp bởi Kính thiên văn Rất Lớn (VLT) của Đài Thiên văn phía Nam của châu Âu (ESO) từ năm 2004.

Ngay sau khi sự cố Bard trả lời sai được đăng lên các trang tin lớn như Reuters, cổ phiếu của Alphabet - công ty mẹ của Google - giảm luôn 8%, tương đương với 140 tỷ đôla, theo 9 News.

"Đối thủ" của ChatGPT đến từ Google vừa chạy thử đã trả lời sai, gây thiệt hại 3 triệu tỷ đồng ảnh 2

ChatGPT của OpenAI đang làm mưa làm gió trên khắp thế giới. Ảnh: Firstpost.

Tương tự như ChatGPT, Bard cũng được “đào tạo” dựa trên lượng lớn dữ liệu online để đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi của người dùng. Nhưng từ lâu, các chuyên gia đã cảnh báo rằng những công cụ này hoàn toàn có thể lan truyền thông tin thiếu chính xác.

Google thì đang cố đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Bard khi mà Microsoft đang đầu tư hàng tỷ đôla vào OpenAI (công ty đứng sau ChatGPT), và dự định sẽ chính thức để công chúng sử dụng Bard trong vài tuần tới.

"Đối thủ" của ChatGPT đến từ Google vừa chạy thử đã trả lời sai, gây thiệt hại 3 triệu tỷ đồng ảnh 6
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?