Đón năm mới 2019 trên trạm vũ trụ ISS có gì lạ?

Đón năm mới 2019 trên trạm vũ trụ ISS có gì lạ?
HHT - Các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế ISS đón chào năm mới 2019 với những món ăn đặc biệt như trứng cá muối, nước táo và chắc chắn không có rượu bia.
Đón năm mới 2019 trên trạm vũ trụ ISS có gì lạ? ảnh 1

Phi hành gia NASA Anne McClain (trái), nhà du hành vũ trụ người Nga Oleg Kononenko (giữa) và phi hành gia người Canada David Saint-Jacques (phải),

Theo tờ TASS, năm mới là thời gian chúng ta dành cho gia đình, người thân, bạn bè sau một năm làm việc bận rộn. Tuy nhiên, những phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế vẫn phải đón năm mới ở một nơi xa xôi và tiếp tục công việc hàng ngày.

Và họ cũng có cách đón chào năm mới đặc biệt theo cách riêng. Trưởng phòng dinh dưỡng của Viện nghiên cứu y sinh ISS của Viện khoa học Nga, Alexande Agureev cho biết: "Những phi hành gia sẽ đón năm mới cùng đồng nghiệp với những món ăn như trái cây táo bưởi quýt và trứng cá muối".

Khi nói đến đồ uống, các phi hành gia sẽ có nước trái cây và nước. Alexander Agureev nói: "Đồ uống có ga và rượu bị cấm trên ISS. Do đó họ chỉ có đồ uống là nước cam hoặc nước táo, nước lọc".

Chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết các phi hành gia cũng không kén chọn thức ăn lắm và họ đang tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh.

Có ba phi hành gia có mặt trên ISS đón chào năm 2019 là phi hành gia Roscosmos Oleg Kononenko, phi hành gia NASA Anne McClain và phi hành gia Cơ quan Vũ trụ Canada David Saint-Jacques.

Điều đặc biệt là các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế có điều kiện ăn mừng năm mới tới 16 lần khi đi vòng quanh Trái Đất.

Theo Infonet.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?