Dù có ghét chuột cỡ nào, bạn vẫn phải chấp nhận bước vào năm chú chuột

Dù có ghét chuột cỡ nào, bạn vẫn phải chấp nhận bước vào năm chú chuột
HHT - Năm 2020 sẽ là năm của những chú chuột, một đại diện tiêu biểu của loài gặm nhấm mà nhiều người không thể ưa nổi.

Đuôi của một con chuột có độ dài gần bằng chiều dài cả cơ thể chúng, chiếc đuôi này giúp chúng giữ thăng bằng khi di chuyển.

Chuột bị mù màu và chúng cũng không thích ánh sáng ban ngày. Vì thế, chuột là loài hoạt động về đêm nên bạn sẽ hiếm khi thấy chúng vào lúc trời sáng. Trong bóng đêm, chúng mới có cơ hội tự tung tự tác.

Dù có ghét chuột cỡ nào, bạn vẫn phải chấp nhận bước vào năm chú chuột ảnh 1

Ngược lại với đối mắt thì thính giác của chuột rất tốt. Chúng có thể nghe thấy những âm thanh trong phạm vi siêu âm. Khi liên lạc với nhau, chuột tạo ra hai loại âm thanh là những âm thanh thông thường (tiếng chít chít mà con người có thể nghe thấy) và cả siêu âm (âm thanh mà tai người không thể nghe thấy được).

Chuột khi mới sinh bị mù và chúng cũng không có lông trên cơ thể.

Những con chuột có thể ngủ hơn 12 tiếng một ngày. Riêng chuột chù có thể ngủ đến 16 tiếng một ngày, chúng ta chỉ thấy chúng hoạt động khi chúng thức

Chuột là động vật khá thông minh. Chúng có thể chơi được một số ô chữ và tìm đường thoát ra khỏi mê cung.

Chuột có thể nhảy được lên cao 50 cm. So với kích thước của loài chuột thì đây quả là một con số đáng nể. Không chỉ vậy, chuột cũng là một tay leo trèo và bơi lội cừ khôi.

Dù có ghét chuột cỡ nào, bạn vẫn phải chấp nhận bước vào năm chú chuột ảnh 2

Trong thần thoại Hy Lạp, thánh Apollo đôi khi được gọi là Apollo Smintheus, nghĩa là thánh Apollo chuột. Trong đền thờ ông còn có một con chuột bạch dưới bàn thờ.

Chuột đã được thuần dưỡng từ hàng trăm năm nay. Ở Anh, câu lạc bộ chuột quốc gia (National Mouse Club of Britain) được thành lập từ năm 1895.

Bên cạnh cá heo, quạ, tinh tinh, voi và con người thì chuột còn được các nhà khoa học xếp vào Top 10 con vật thông minh nhất hành tinh. Một số con chuột còn giả chết nếu quá sợ hãi hoặc khi chúng không tìm được cách thoát thân.

Dù có ghét chuột cỡ nào, bạn vẫn phải chấp nhận bước vào năm chú chuột ảnh 3

Chuột hay gặm đồ vật là cách chúng mài răng cửa của mình cho bớt dài. Nếu không được mài răng thì chúng sẽ tự chết. Đây là tập tính riêng biệt của loài chuột, cũng giống như mèo thường xuyên cào đồ vật vậy.

Theo Thiên Thần Nhỏ
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?