Dùng máy tính mỗi ngày, bạn đã biết hết tác dụng của phím F1 tới F12 trên bàn phím chưa?

Dùng máy tính mỗi ngày, bạn đã biết hết tác dụng của phím F1 tới F12 trên bàn phím chưa?
HHT - Hẳn là ai trong chúng ra khi sử dụng máy tính đều cảm thấy các phím từ F1-F12 ở phía trên cùng đều có phần dư thừa. Tuy nhiên, đó là chúng ra chưa hiểu hết về tác dụng thần kỳ của các phím này thôi.

Thực tế, các phím từ F1-F12 có ký hiệu là F là viết tắt cho cụm Function Keys hay còn gọi là phím chức năng. Được sắp xếp thứ tự từ F1 đến F12 trên bàn phím máy tính của bạn. Để các bạn sử dụng các phím chức năng này hiệu quả và tốt thì bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể tác dụng của từng phím chức năng từ F1 đến F12.

Dùng máy tính mỗi ngày, bạn đã biết hết tác dụng của phím F1 tới F12 trên bàn phím chưa? ảnh 1

F1: Phím này sử dụng để hỗ trợ hầu hết các ứng dụng, cả trình duyệt và những tiện ích. Khi cần đến sự trợ giúp từ hệ thống, bạn hãy nhấn F1 để mở cửa sổ hướng dẫn. Bên cạnh đó, phím F1 còn được sử dụng để vào BIOS, sử dụng khi khởi động máy tính. Khi nhấn tổ hợp phím Windows + F1 sẽ mở cửa sổ Microsoft Windows help and support center. Tổ hợp phím Ctrl + F1 sẽ hiển thị Task Pane trong Windows Explorer.

F2: Phím chức năng này được sử dụng trong việc đổi tên một file hoặc thư mục. Tổ hợp Alt + Ctrl + F2 sẽ mở file như một MS Word. Trog khi đó Ctrl + F2 sẽ mở cửa sổ xem trước trong Word.

F3: Nhấn phím F3 màn hình sẽ hiện ra thanh tìm kiếm cho phép người dùng tìm kiếm file, link hoặc dòng chữ trong cửa sổ hiện hành.  Tổ hợp Windows + F3 giúp tìm kiếm nâng cao cửa sở mở trong Microsoft Outlook,. Nhấn Shift + F3 đểchuyển đổi định dạng văn bản giữa chữ hoa và chữ thường trong Microsoft Word

F4: Tổ hợp phím Alt + F4 để đóng một chương trình đang mở. Sử dụng Ctrl + F4 để đóng mở cửa sổ trong cửa sổ hiện tại, ví dụ như một tab trong chương trình. Alt + F4 để đóng cửa sổ hệ thống trong Windows

F5: Có thể đây là phím chức năng được dùng nhiều nhất bởi nó làm mới trang hiện tại (refresh). Ngoài ra, trong ứng dụng Microsoft PowerPoint, phím F5 còn dùng để khởi động chế độ trình chiếu.

F6: Có tác dụng bôi đen thanh địa chỉ trên hầu hết các trình duyệt internet và di chuyển con trỏ trong thanh địa chỉ. Tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6 dùng để mở tài liệu trong Microsoft Word

F7: Có chức năng kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp trong các ứng dụng của Microsoft. Ngoài ra, nó còn dùng để tắt mở các chức năng Caret browsing trên Firefox và IE 8 trở lên.

F8: Phím này dùng để khởi động máy tính vào chế độ an toàn, và thường sử dụng nhiều nhất là chế độ SafeMode.

F9: Trên Windows, phím F9 gần như không có bất kỳ chức năng gì trong. Nhưng trong ứng dụng Microsoft Word, phím F9 có chức năng làm mới trang tài liệu, đồng thời có thể nhận và gửi email trong Microsoft Outlook.

F10: Với phím F10 bạn có thể hiển thị thanh Menu trên các cửa sổ đang dùng. Nếu con chuột máy tính bất ngờ bị hư, bạn có thể nhấn Shift + F10 như một hành động click chuột phải.

F11: Được dùng để mở chế độ toàn màn hình. Nó có thể được sử dụng cũng như làm việc trong bất kỳ trình duyệt nào. Khi người dùng truy cập chế độ Recovery trên các máy hiệu Emachines, Gateway, Lenovo thì hãy dùng F11. Trên hệ điều hành mac OS 10.4 trở lên, F11 dùng để ẩn các cửa sổ đang mở và hiện màn hình chính.

F12: Trong MS Word, F12 dùng để mở cửa sổ Save As và Ctrl + Shift + F12 là lệnh in tài liệu.

Ngoài ra, tổ hợp Fn + F1 đến F12 bình thường sẽ làm nhiệm vụ được in trên các phím tương ứng, thường được sử dụng cho những bạn có máy tính xách tay.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?