Facebook không còn là mạng xã hội ưa thích của tuổi “teen” nữa

Facebook không còn là mạng xã hội ưa thích của tuổi “teen” nữa
HHT - Con số 51% người dùng trong độ tuổi thanh thiếu niên của Facebook tuy không nhỏ, nhưng khi so với 69% của Snapchat, 72% của Instagram và 85% của YouTube, có thể thấy Facebook không còn là nền tảng tương tác ưa thích của giới trẻ.

Không lâu trước đây, Facebook vẫn là nền tảng thống trị cuộc chiến mạng xã hội (và xét trên nhiều phương diện đến giờ vẫn vậy), gần như trên mọi biểu đồ và số liệu thống kê, "quả bom nổ chậm" của Mark Zuckerberg luôn san phẳng mọi đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, một khảo sát đến từ Pew Research đã cho thấy chỉ 51% trẻ em độ tuổi từ 13 - 19 sử dụng Facebook - giảm hơn 20% so với 2015. Dù đang “chảy máu” khách hàng, nhưng rất nhiều người dùng trong số đó lại chuyển sang sử dụng những nền tảng khác cũng thuộc Facebook như WhatsApp và đặc biệt là Instagram.

Facebook không còn là mạng xã hội ưa thích của tuổi “teen” nữa ảnh 1

Khi điện thoại di động dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống trẻ vị thành niên - khoảng 95% trẻ em độ tuổi từ 13-17 cho biết được sử dụng điện thoại thông minh hoặc được truy cập internet thường xuyên, những ứng dụng nhắn tin như Messenger, WhatsApp và các nền tảng mạng xã hội ảnh như Snapchat và Instagram trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và tham vọng “Phủ một màu xanh dương lên toàn thế giới” Facebook từng một thời khao khát cũng theo đó mà dần tuột xa khỏi tầm với.

Cuộc đại di tản người dùng không phải tới giờ mới diễn ra, nhưng quá trình này đã dần trở nên rõ rệt hơn trong vài năm gần đây với việc người dùng trẻ tuổi chuyển hướng sử dụng từ các nền tảng truyền thống như Facebook và Twitter sang các nền tảng gần gũi thân thiện hơn như YouTube và Snapchat - và cũng chính hai nền tảng vừa đề cập đặt ra nhiều mối đe dọa nhất tới Đế chế chữ  F màu xanh.

Qua báo cáo, 32% trẻ em độ tuổi “teen” sử dụng YouTube thường xuyên hơn tất cả các công cụ mạng xã hội khác, trong khi đó 35% cho biết Snapchat là điểm đến hằng ngày của mình. Chỉ 10% cho biết thích sử dụng Facebook thường xuyên nhất. Và ngay cả khi 51% trẻ em sử dụng Facebook không hẳn là con số quá tồi tệ, nhưng đem so sánh với số liệu người dùng của các nền tảng khác thì chỉ đứng cuối. Cụ thể là Snapchat có 69% người dùng là thanh thiếu niên, Instagram là 72% và YouTube đứng đầu với 85%.

Facebook không còn là mạng xã hội ưa thích của tuổi “teen” nữa ảnh 2

Cần nói thêm con số trên không cho biết tần suất sử dụng ứng dụng của trẻ, vậy nên không thể kết luận liệu Facebook đã thực sự chết trong mắt người dùng nhỏ tuổi chưa. Nhưng bạn phải kể đến những người dùng trong số 51% đó chỉ đăng nhập Facebook để sử dụng các ứng dụng khác như trò chơi, Instagram hoặc Messenger.

Đối với Mark Zuckerberg, con số 51% không phải điều quá ngạc nhiên. Vị CEO trẻ đã tiên liệu được mức tụt dốc người dùng từ ít nhất nửa thập kỷ trước. Bằng chứng là Facebook đã nỗ lực lôi kéo người dùng quay trở lại với việc thử sức nhiều tính năng mới lạ như live stream, AI, AR, gaming, video theo yêu cầu.

Không hẳn là Facebook thất bại thảm hại với những tính năng của mình - minh chứng là công ty đạt trung bình hơn 8 tỷ lượt xem video mỗi ngày từ năm 2015 và con số đó chỉ có thể tăng lên tại thời điểm 3 năm sau đó - chỉ có điều không thay đổi nào từ phía Facebook tỏ ra hấp dẫn đối với thị trường người dùng tuổi “teen”, những khán giả tỏ ra thích thú và mê mẩn với Snapchat lenses, bộ lộc ảnh Instagram, và vlog của người nổi tiếng ưa thích trên YouTube.

Theo Infonet.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?