Facebook Messenger hiện thông báo khi người dùng chụp màn hình đoạn chat: Thực hư thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mới đây, Facebook Messenger được cho là đã cập nhật một tính năng mới: Gửi thông báo tới người dùng khi có ai đó trong cuộc hội thoại chụp màn hình nội dung đoạn chat. Thế nhưng có phải bất cứ cuộc trò chuyện nào khi chụp màn hình cũng hiện lên thông báo?

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân của mình, Mark Zuckerberg - ông chủ của "mạng xã hội lớn nhất hành tinh" đã đăng tải thông tin cho biết, ứng dụng nhắn tin Facebook Messenger đã có thêm tính năng thông báo khi cuộc trò chuyện bị chụp ảnh màn hình.

Mark Zuckerberg cho biết: "Đã có bản cập nhật mới cho các cuộc trò chuyện được mã hoá đầu cuối trên Messenger. Với tính năng mới này, bạn sẽ nhận được thông báo nếu ai đó chụp ảnh màn hình một tin nhắn trước khi chúng biến mất. Chúng tôi cũng đang thêm ảnh GIF, các nhãn dán và tính năng bày tỏ cảm xúc vào các cuộc trò chuyện được mã hóa".

Facebook Messenger hiện thông báo khi người dùng chụp màn hình đoạn chat: Thực hư thế nào? ảnh 1

Mark Zuckerberg chia sẻ về tính năng mới của Facebook Messenger.

Cụ thể, nếu người dùng thực hiện thao tác chụp ảnh màn hình đoạn chat, Facebook Messenger sẽ hiện thông báo tới đối phương. Đặc biệt, dòng thông báo trên hình sẽ giúp người dùng nắm bắt chính xác ai là người thực hiện thao tác chụp ảnh màn hình. Theo thông báo của Mark Zuckerberg, tính năng này áp dụng đối với những cuộc trò chuyện được mã hoá (secret conversation).

Facebook Messenger hiện thông báo khi người dùng chụp màn hình đoạn chat: Thực hư thế nào? ảnh 2

Hiện tại tính năng hiện thông báo khi chụp màn hình đoạn chat trên Messenger chưa áp dụng đối với những cuộc trò chuyện thông thường.

Theo khảo sát của Hoa Học Trò Online đối với người dùng Messenger tại Việt Nam, tính đến thời điểm này, những cuộc trò chuyện thông thường (không phải cuộc trò chuyện được mã hoá), khi người dùng thực hiện thao tác chụp ảnh màn hình thì chưa hiện lên bất cứ thông báo nào. Có lẽ đúng như ông chủ Facebook chia sẻ, tính năng này hiện tại chỉ áp dụng với các cuộc trò chuyện bí mật mà thôi.

Trước đó vào khoảng tháng 11/2020, thông tin này được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội khiến không ít người dùng Facebook tại Việt Nam xôn xao. Tính năng này đã bắt đầu được Facebook triển khai và thử nghiệm đối với một số người dùng nước ngoài vào thời điểm giữa năm 2020, nhằm cho phép người dùng phát hiện ai đang đó đang thực hiện chụp màn hình trên Messenger.

Facebook Messenger hiện thông báo khi người dùng chụp màn hình đoạn chat: Thực hư thế nào? ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?