Ghi được hình ảnh “khuôn mặt” kỳ dị ở hành tinh khác, có thể giải thích thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Đúng vào lúc Halloween sắp đến thì NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) đã công bố một hình ảnh kỳ lạ chụp được trên sao Mộc. Đó là hình một “khuôn mặt” méo mó, nhìn chăm chăm trông khá kỳ dị, trông giống như một bức tranh lập thể. Hiện tượng gì đã tạo nên hình khuôn mặt như vậy?

Không biết có ai nói với sao Mộc rằng sắp đến ngày Halloween trên Trái Đất không mà hành tinh này lại tạo ra hình một khuôn mặt kỳ lạ đến thế.

Mới đây, NASA đã công bố hình ảnh một khuôn mặt khá ghê rợn mà họ chụp được trên sao Mộc, trông giống một bức tranh trừu tượng của Picasso.

Theo NASA, hình ảnh này được chụp bởi tàu thăm dò không gian Juno trong lần thứ 54 nó bay gần sao Mộc. Khi bay cách những đám mây của sao Mộc khoảng 7.700 km và chụp ở khu vực phía Bắc của hành tinh này - gọi là Jet N7, tàu Juno đã ghi lại được hình ảnh “khuôn mặt” đó.

Ghi được hình ảnh “khuôn mặt” kỳ dị ở hành tinh khác, có thể giải thích thế nào? ảnh 1

Hình ảnh "khuôn mặt trên sao Mộc" mà NASA đăng. Ảnh: NASA/ JPL-Caltech/ SwRI/MSSS.

Tuy nhiên, sự thật là “khuôn mặt” này không đáng sợ như nhiều người tưởng. Sau khi nhiều netizen đặt câu hỏi, NASA đã giải thích rằng hình khuôn mặt được tạo ra bởi những đám mây hỗn loạn và bão dọc theo “đường phân giới” của sao Mộc, là đường chia giữa mặt ngày và mặt đêm của hành tinh này.

Theo trang IFL Science, trong những hình ảnh chụp từ xa, sao Mộc trông giống một viên bi trơn nhẵn. Nhưng nếu chụp gần hơn thì sẽ thấy những đám mây dữ dội, hỗn độn, có những đỉnh như các rặng núi.

NASA cho biết thêm, khu vực phía Bắc của sao Mộc có địa hình phức tạp, hơn nữa sao Mộc lại không thiếu bão. Chẳng hạn, trên sao Mộc có cơn bão nổi tiếng tên là Vết Đỏ Lớn (Great Red Spot) có kích thước bằng 2 lần Trái Đất và đã hoạt động được ít nhất là 300 năm.

Ghi được hình ảnh “khuôn mặt” kỳ dị ở hành tinh khác, có thể giải thích thế nào? ảnh 2

Cơn bão "Vết đỏ lớn" trên sao Mộc lớn đến mức có thể "nuốt chửng" Trái Đất. Ảnh: NASA, ESA, A. Simon (Goddard Space Flight Center), M.H. Wong (University of California, Berkeley).

Chính do những đám mây nhiễu loạn và bão liên tục mà “ngoại hình” của sao Mộc liên tục thay đổi, đôi khi tình cờ tạo ra những mẫu hình tưởng như có ý nghĩa và rất đẹp, rồi đôi khi lại tạo ra những mẫu hình rất kỳ dị như “khuôn mặt” trên nữa.

Ghi được hình ảnh “khuôn mặt” kỳ dị ở hành tinh khác, có thể giải thích thế nào? ảnh 6
MỚI - NÓNG
Toàn cảnh chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông
Toàn cảnh chương trình nghệ thuật Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông
HHT - Tối 26/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, T.Ư Đoàn phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, tổng kết, trao giải cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam; phát động cuộc thi tìm hiểu 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam.
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Học sinh Quảng Nam giành giải Đặc biệt cuộc thi tem bưu chính về Chiến dịch Điện Biên Phủ
Từ hơn 1,3 triệu bài gửi dự thi Cuộc thi Sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024 với chủ đề “70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua con tem bưu chính”, BTC đã chấm chọn và trao giải Đặc biệt cho em Đặng Lê Gia Nhi, học sinh Trường THCS Kim Đồng (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam).

Có thể bạn quan tâm