Giải mã hình dán đặc biệt sau xe hơi ở Nhật Bản, ý nghĩa của chúng sẽ khiến bạn bất ngờ

Giải mã hình dán đặc biệt sau xe hơi ở Nhật Bản, ý nghĩa của chúng sẽ khiến bạn bất ngờ
HHT - Nhật Bản quả thực là một đất nước có nhiều nét thú vị, điều này được thể hiện cả trong những quy định giao thông của họ.

Tại Nhật Bản, bạn sẽ bắt gặp không ít những chiếc xe được dán biểu tượng như một mũi tên với hai màu xanh và vàng hoặc hình giọt nước với hai màu đỏ và vàng. Đâu là ý nghĩa của những biểu tượng này?

Giải mã hình dán đặc biệt sau xe hơi ở Nhật Bản, ý nghĩa của chúng sẽ khiến bạn bất ngờ ảnh 1
Biểu tượng shoshinsha sẽ được dán trên xe điều khiển bởi lái mới tại Nhật Bản.

Biểu tượng Shoshinsha hoặc còn được gọi Wakaba là một hình tương tự chữ V hoặc mũi tên mà các lái mới cần phải dán đằng sau xe của mình ít nhất một năm sau khi họ nhận được bằng lái. Dù vậy, những tài xế tự cho rằng mình chưa có đủ kinh nghiệm cũng có thể tiếp tục dán biểu tượng này ngay cả khi khoảng thời gian nói trên trôi qua. Đúng như ý nghĩa của nó, biểu tượng shoshinsha như một “cảnh báo” với những người tham gia giao thông rằng lái xe này chưa thực sự có kĩ năng điều khiển thành thạo.

Giải mã hình dán đặc biệt sau xe hơi ở Nhật Bản, ý nghĩa của chúng sẽ khiến bạn bất ngờ ảnh 2
Biểu tượng shoshinsha được dán trên xe của những tài xế đã cao tuổi.

Ngược lại với biểu tượng Shoshinsha là biểu tượng Koreisha với tạo hình là giọt nước cùng màu cam và vàng. Theo đó, những lái xe có độ tuổi từ 70 trở lên, khi tham gia giao thông, nên dán biểu tượng này ở cả phía trước và phía sau của chiếc xe. Trong khi đó, với tài xế có độ tuổi từ 75 trở lên thì việc này là bắt buộc. Những người dán biểu tượng này nhằm thể hiện rằng kĩ năng lái xe của họ có thể chưa hoàn thiện do tuổi cao hoặc thiếu kinh nghiệm. Từ tháng 2 năm 2011, biểu tượng Koreisha được chuyển từ giọt nước hai màu thành biểu tượng tương tự cỏ bốn lá với bốn màu khác nhau.

Dù vậy, bên ngoài Nhật Bản, có rất nhiều người dán biểu tượng Koreisha trên xe cho dù tuổi đời của họ chưa cao như để thể hiện họ là một lái xe lão làng.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?