Giây phút lịch sử: Công bố hình ảnh đầu tiên của hố đen trong vũ trụ

Giây phút lịch sử: Công bố hình ảnh đầu tiên của hố đen trong vũ trụ
HHT - Hố đen được chụp có đường kính 40 tỷ km, to hơn Trái Đất 3 triệu lần và nằm cách chúng ta 55 triệu năm ánh sáng.

20h tối nay (10/4) theo giờ Việt Nam, Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ vừa công bố "kết quả đột phá từ dự án Kính viễn vọng Event Horizon (EHT)". EHT kết hợp dữ liệu từ 8 kính viễn vọng vô tuyến hàng đầu thế giới, bao gồm Atacama Large Millimetre Array (Alma) ở Chile và kính thiên văn Nam Cực, tạo ra một kính viễn vọng ảo có kích thước bằng Trái Đất.

Tiến sĩ Ziri Younsi (Phòng thí nghiệm khoa học vũ trụ UCL Mullard, trực thuộc dự án ETH), cho biết loài người chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy hố đen bởi nó hấp thụ mọi ánh sáng xung quanh. Chính vì vậy, cách duy nhất để khám phá lỗ đen chính là nghiên cứu vùng không gian xung quanh chúng.

"Chúng tôi đã làm được điều mà nhiều người cho là không thể. Bằng cách chụp được phần bóng của lỗ đen, nó đã chứng minh cho quan điểm rằng còn nhiều thực thể vô hình, bí ẩn như vậy thực sự có tồn tại", tiến sỹ Younsi nói.

Hình ảnh cho thấy lỗ đen ở trung tâm Messier 87, một thiên hà khổng lồ trong cụm thiên hà Virgo. Các nhà khoa học còn cho biết những gì họ phát hiện được đều trùng khớp với thuyết tương đối rộng của Einstein. Hố đen được chụp có đường kính 40 tỷ km, to hơn Trái Đất ba triệu lần và nằm cách chúng ta tới 55 triệu năm ánh sáng. 

Giây phút lịch sử: Công bố hình ảnh đầu tiên của hố đen trong vũ trụ ảnh 1
Hố đen được chụp có đường kính 40 tỷ km, to hơn Trái Đất ba triệu lần và nằm cách chúng ta tới 55 triệu năm ánh sáng.

Nhà vật lý Albert Einstein lần đầu tiên dự đoán về hố đen trong thuyết tương đối dù bản thân ông vẫn hoài nghi liệu chúng có thực sự tồn tại hay không. Từ sau đó, các nhà thiên văn học đã thu thập nhiều bằng chứng chỉ ra hố đen có thật, bao gồm phát hiện gần đây về sóng hấp dẫn, những gợn sóng trong trường không - thời gian khi hai hố đen va chạm với nhau. Tuy nhiên, hố đen quá nhỏ, tối và xa đến mức để quan sát trực tiếp chúng, cần loại kính viễn vọng với độ phân giải đủ để nhìn được một chiếc nhẫn trên Mặt Trăng.

Giới khoa học nhận định việc chụp được hình ảnh hố đen vũ trụ có thể mang về một giải Nobel, tương tự như việc phát hiện ra Sóng hấp dẫn.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?