Giếng Thần Sấm giữa lòng đại dương có thể “nuốt trọn” cả thuyền lớn

Giếng Thần Sấm giữa lòng đại dương có thể “nuốt trọn” cả thuyền lớn
HHT - Hố nước khổng lồ giữa đại dương còn gọi là “Giếng thần Sấm” với kích thước đủ lớn để “nuốt trọn” cả một chiếc thuyền lớn.

Giếng Thần Sấm (Thor’s Well) là một kỳ quan thiên nhiên ở thành phố biển Cape Perpetua, bang Oregon, Mỹ, trở thành địa điểm thu hút khách du lịch đến thăm.

Vốn là một hố nước lớn mang tên Thần Sấm Thor - vị thần xuất hiện trong thần thoại Bắc Âu, hố sâu 6m liên tục bị hút cạn nước rồi lại lấp đầy trở lại ngay khi thủy triều dâng cao.

Giếng Thần Sấm giữa lòng đại dương có thể “nuốt trọn” cả thuyền lớn ảnh 1
Cận cảnh giếng Thần Sấm nhìn từ trên cao.

Dù là điểm đến được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích nhờ vẻ đẹp độc lạ, nhưng du khách chỉ có thể ngắm nhìn giếng Thần Sấm từ xa hoặc từ trên cao do bao quanh khu vực này là những tảng đá sắc nhọn, cùng nguy cơ hiểm họa đến từ đợt sóng mạnh liên tục vỗ vào bờ.

Từ trên cao nhìn xuống, hố nước như một “cổng địa ngục” nằm giữa đại dương. Hố có kích thước đủ lớn để “nuốt trọn” cả một chiếc thuyền cỡ lớn.

Giếng Thần Sấm giữa lòng đại dương có thể “nuốt trọn” cả thuyền lớn ảnh 2
Vẻ đẹp kỳ diệu của hố nước giữa lòng đại dương.

Dù xung quanh rất nguy hiểm, nhưng bản thân giếng thần Sấm không có gì kỳ bí. Hố sâu là lối vào trên đỉnh một hang động hình thành từ quá trình ăn mòn đá bazan ở ven biển. Khi thủy triều xuống thấp, sóng va đập vào trong hang khiến du khách có thể nhìn thấy bên trong từ mép hố.

Giếng Thần Sấm giữa lòng đại dương có thể “nuốt trọn” cả thuyền lớn ảnh 3
 

Thủy triều dâng lên, những con sóng sẽ đẩy nước biển vào trong giếng. Sau đó, nước lại đẩy ra theo ảnh hưởng của áp lực thủy triều. Đôi khi nó sẽ bắn ra những bụi nước trắng xóa khi sóng đập vào bờ đá. Sóng tràn qua miệng hố khiến cảm giác nước bị hút xuống đáy càng rõ rệt. Chu kỳ nước bị hút cạn rồi lại lấp đầy luôn lặp lại liên tục dường như bất tận.

Dù không phải nơi kỳ bí, nhưng du khách vẫn được khuyến cáo không nên tiếp cận miệng hố ở cự ly quá gần. Mối hiểm họa có thể đến từ những đợt sóng dữ đập liên tục vào đá sắc nhọn xung quanh.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG
Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024
Tuyên dương 200 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' toàn quốc lần thứ V năm 2024
HHT - Tối 25/4, tại Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư tổ chức tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc” lần thứ V năm 2024 và Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”.
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 
Toàn cảnh họp báo của Min Hee Jin: Bật khóc khi nhắc đến NewJeans, nhiều tuyên bố sốc
Toàn cảnh họp báo của Min Hee Jin: Bật khóc khi nhắc đến NewJeans, nhiều tuyên bố sốc
HHT - Sau khi HYBE tuyên bố sẽ đâm đơn kiện, Min Hee Jin đưa ra tuyên bố tổ chức họp báo đột ngột vào chiều 25/4. Hơn 2 tiếng, CEO ADOR công khai đoạn tin nhắn với Bang Si Hyuk, cho rằng ông nhạo báng cô khi NewJeans lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Min Hee Jin cũng đưa ra nhiều phát ngôn gây sốc khác.

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?