Gọi là "não cá vàng", nhưng thực sự loài cá này nhớ được đến đâu?

Gọi là "não cá vàng", nhưng thực sự loài cá này nhớ được đến đâu?
HHT - Cá vàng là một loài sinh vật bé nhỏ, nhưng liệu chúng có thể lưu giữ một lượng lớn ký ức bên trong não bộ của mình?

Những chú cá vàng xinh xắn không hẳn là loài vật nuôi được cưng nựng nhất trong gia đình. Chúng ta đôi lúc gõ cành cạch vào chiếc bể thủy tinh tròn ngộ nghĩnh của chúng mà chẳng quan tâm chúng có khó chịu hay không; chúng ta cũng thường xuyên quên vệ sinh nhà cửa cho chúng (khi chuyện đó xảy ra, những chú cá vàng lại bị những đôi tay thô bạo lôi ra khỏi bể rồi thả thẳng vào bồn rửa bát đầy nước); và khi chúng không may qua đời, chúng ta chẳng thèm tổ chức nghi lễ gì trang trọng, mà chỉ xả thẳng chúng xuống toilet. Sai, hoàn toàn sai khi đối xử như vậy với loài cá vàng.

Gọi là "não cá vàng", nhưng thực sự loài cá này nhớ được đến đâu? ảnh 1
"Tui đang đọc sách "Làm sao để cải thiện trí nhớ", nhưng cứ quên mất đọc tới đoạn nào rồi".

Một trong những lý lẽ người ta hay sử dụng để ngụy biện cho sự vô tâm đó là những chú cá vàng chẳng nhớ là bao về những lần bị quấy rối đó.

Nhiều người nói rằng cá vàng có trí nhớ cực tệ, khi mà ký ức của chúng chỉ lưu giữ được khoảng… 3 giây mà thôi. Nhưng có thật như vậy không?

Theo trang Animals, chẳng ai có câu trả lời chắc chắn cả. Để chứng minh điều đó, hãy xem qua một số nghiên cứu từng được thực hiện để chỉ ra rằng trí nhớ loài cá nói chung không đến nỗi tệ như lời đồn đại.

Thử nghiệm đầu tiên được thực hiện tại Viện Công nghệ Technion của Israel, nơi các nhà khoa học dành ra hẳn một tháng trời để "luyện" để những con cá phản ứng với một chiếc chuông dưới nước báo hiệu thức ăn.

Sau 5 tháng được thả về biển để phát triển, chúng được gọi trở lại bằng chính tín hiệu đó. Điều đó không chỉ cho thấy loài cá có thể phát triển phản xạ có điều kiện, mà còn cho chứng minh được rằng ký ức của chúng có thể kéo dài nhiều tháng trời.

Nhưng đó là cá nói chung, còn cá vàng thì sao? Các nhà nghiên cứu tại Đại học Plymouth tỏ ra hứng thú muốn tìm hiểu xem cá vàng có khả năng học và nhớ đến đâu. Kết quả đầu tiên: cá vàng có thể được dạy để đẩy một cái đòn bẩy cung cấp thức ăn (quá tuyệt đối với một sinh vật mà chúng ta vẫn nghĩ chẳng làm được gì nhiều).

Nhưng chưa hết: trong quá trình nghiên cứu kéo dài 3 tháng, các nhà khoa học đã điều chỉnh để cái đòn bẩy kia chỉ hoạt động được 1 giờ mỗi ngày. Thay vì cứ liên tục đẩy đòn bẩy để rồi chẳng nhận được tí thức ăn nào, các nhà khoa học phát hiện ra cá vàng đã thích ứng và đẩy đòn bẩy với tần suất ít đi rất nhiều trong những khoảng thời gian không có thức ăn. Và thậm chí chúng còn biết tụ tập lại quanh đòn bẩy khi thời điểm có thức ăn sắp đến, cho thấy chúng nhớ được giờ ăn sắp đến.

Một nghiên cứu khác, tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Belfast ở Queen, cho thấy cá vàng sẽ tránh đụng vào phần thành bể nếu chúng bị điện giật trong 24 giờ trước đó, cho thấy chúng nhớ được vị trí có khả năng gây đau cho cơ thể.

Vậy nên bạn đừng quậy mấy chú cá vàng nữa nhé, cho chúng nghỉ ngơi đi!

Theo ZING NEWS
MỚI - NÓNG
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
Bắc Ninh: Công an, đoàn viên thanh niên ra quân khắc phục hậu quả sau bão số 3
HHT - Trước tình hình ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã chỉ đạo Ban Thường vụ các Huyện, Thị, Thành Đoàn trên địa bàn thành lập 126 tổ phản ứng nhanh của Đoàn Thanh niên các cấp, phát huy tinh thần xung kích thanh niên, sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

Mắt bão Yagi đã có nhiều mây và không còn rõ nét, khi nào bão bắt đầu suy yếu?

HHT - Bão Yagi (bão số 3) đang gây ảnh hưởng rất lớn ở nhiều tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ta. Gió ở Thủ đô Hà Nội rất mạnh, làm đổ nhiều cây cối, vỡ các cửa kính, tốc mái tôn… Đến chiều tối nay, hình ảnh mắt bão không còn rõ nét mà có nhiều mây che phủ, như vậy có thể nói lên điều gì?
Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

Có nên mở hé cửa hoặc cửa sổ khi có bão để giảm nguy cơ tốc mái, hư hại nhà cửa?

HHT - Trong khi bão số 3 (bão Yagi) đang đi sâu vào đất liền, trên các mạng xã hội, có một số người khuyên rằng khi có bão, nên mở hé cửa sổ hoặc để một cửa nào đó mở nhằm giảm áp suất không khí trong nhà, giúp giảm nguy cơ bị tốc mái, vỡ cửa sổ và các kiểu hư hại khác. Đây có phải là việc nên làm trong cơn bão không?
Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

Bão số 3 “thay mắt” và lấy lại sức mạnh siêu bão, sẽ thế nào khi vào Vịnh Bắc Bộ?

HHT - Cơn bão số 3 (Yagi) đã trải qua quá trình gọi là “thay thế thành mắt bão”, hay có khi được gọi ngắn gọn là “thay mắt (bão)”. Trong quá trình này, nó suy yếu một chút nhưng trái với các dự báo, nó nhanh chóng lấy lại sức mạnh của một siêu bão. Dự báo cơn bão này sẽ còn thay đổi thế nào về cường độ khi nó đi vào Vịnh Bắc Bộ?