Hầu hết mọi người không nhận ra chữ “g” đúng - còn bạn thì sao?

Hầu hết mọi người không nhận ra chữ “g” đúng - còn bạn thì sao?
HHT - Trong thời đại của app và máy tính bảng, hầu hết mọi người không biết chữ “g” viết thường trông thế nào, dù đã nhìn thấy nó hàng triệu lần!

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra một điều vô cùng đáng ngạc nhiên: phần lớn mọi người, bao gồm cả học sinh, sinh viên và người trưởng thành, đều không thể chọn ra chữ “g” chuẩn trong một loạt chữ “g”; và nhiều người còn không biết về sự tồn tại của hai kiểu chữ “g” in.

Các nhà khoa học ở Đại học John Hopkins (Baltimore) cho rằng có hiện tượng này vì ở trường, chúng ta không được dạy cách viết chữ “g” với cái đuôi tròn - dù đó là kiểu chữ được dùng trong hầu hết sách, báo và tạp chí.

Ở trường, chúng ta chỉ được dạy một kiểu viết chữ “g” thường.

Giáo sư Michael McCloskey, tác giả chính của nghiên cứu, nói: “Chúng ta cứ tưởng là nếu mình nhìn thứ gì đó đủ nhiều, đặc biệt là khi phải chú ý, như khi đọc, thì chúng ta hẳn phải biết là thứ đó trông thế nào. Nhưng kết quả nghiên cứu này cho thấy không phải vậy. Chúng tôi cho rằng, chúng ta học được hình dáng của hầu hết các chữ cái một phần vì chúng ta phải viết chúng”.

Để đưa ra những kết luận sâu sắc hơn, các nhà nghiên cứu đưa ra một thí nghiệm gồm ba phần - hãy thử xem bạn trả lời đúng đến mức nào nhé:

Trong phần 1, họ đề nghị nhiều người liệt kê ra những chữ cái mà khi in thường, có hai kiểu in khác nhau. Chỉ 5% số người được hỏi đưa ra câu trả lời là chữ “g”.

Trong phần 2, các nhà nghiên cứu đề nghị mọi người viết hai kiểu chữ “g” in. Chỉ có một người viết được đúng cả hai kiểu! Đồng tác giả nghiên cứu Kimberly Wong nói: “Dù chúng tôi đã nói là chữ “g” có hai kiểu in, một số người vẫn khẳng định rằng làm gì có hai kiểu nào!”.

Nhanh nào - đâu là chữ “g” đúng?

Trong phần cuối cùng, những người tham gia sẽ được nhìn vào bốn chữ “g” in thường, và phải chọn ra chữ in đúng. Chỉ 28% số người chọn được chữ “g” đúng. (Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời của mình, hãy xem ở cuối bài).

Kết luận quan trọng của những thí nghiệm này, là nhận thức của chúng ta về các chữ cái sẽ kém đi rất nhiều khi chúng ta không viết chúng bằng tay. Vấn đề là giờ đây, chúng ta viết ít đi, chủ yếu là gõ máy tính hoặc dựa vào các thiết bị điện tử cầm tay - nên điều này có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta học đọc.

Viết tay nhiều chính là cách giúp bạn đọc tốt hơn, nhanh hơn.

Giáo sư McCloskey kết luận: “Chúng tôi cho rằng việc viết tay sẽ giúp chúng ta đọc tốt hơn, nhanh hơn, và tiếp nhận kiến thức dễ dàng hơn”.

* Bạn có “vất vả” để nhận ra chữ “g” chuẩn không? Nó là chữ ở hàng trên bên phải đấy!

Theo METRO
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?