Hoá ra đây là lý do các hãng hàng không không muốn xếp ghế hành khách hướng về phía sau

Hoá ra đây là lý do các hãng hàng không không muốn xếp ghế hành khách hướng về phía sau
HHT - Ghế hướng về phía sau có thể an toàn hơn nhưng có lý do để các hãng hàng không không muốn làm điều này.

Một số nghiên cứu đã chứng minh, tương tự với ghế trên xe hơi hướng về phía sau, ghế máy bay xếp hướng về phía sau cũng an toàn hơn hướng về phía trước. Theo đó, trong trường hợp hạ cánh khẩn cấp, ghế hướng về phía sau sẽ hỗ trợ phần cổ, lưng và đầu hành khách tốt hơn. Dù vậy, ghế máy bay bao giờ cũng hướng về phía trước và đây có thể là lý do vì sao?

Hoá ra đây là lý do các hãng hàng không không muốn xếp ghế hành khách hướng về phía sau ảnh 1

Một số nghiên cứu chứng minh ở những va chạm trực diện đối với xe hơi, ghế hướng về phía sau thay vì phía trước giảm lực tác động lên cổ một đứa trẻ từ 200 kg xuống chỉ còn 50 kg (vận tốc khoảng 50 kg/h).

David Learmount, biên tập viên vận hành và an toàn của trang thông tin hàng không FlightGlobal.com từng chia sẻ với Telegraph rằng một trong những lý do hàng đầu khiến các hàng hàng không không muốn xếp lại ghế hướng về phía sau là chi phí. Theo đó, khi xếp ghế hướng về phía sau, “trọng tâm của hành khách sẽ cao hơn và ghế cũng sẽ phải chịu nhiều lực hơn - do đó bản thân chiếc ghế, các phần lắp ráp đi kèm và sàn máy bay cũng cần được cải thiện về khả năng chịu lực”. Tất cả những điều này khiến trọng lượng máy bay tăng lên và vì thế cần nhiều nhiên liệu hơn để vận hành gây tăng chi phí.

Hoá ra đây là lý do các hãng hàng không không muốn xếp ghế hành khách hướng về phía sau ảnh 2
Phần đa các chuyến bay thương mại hiện nay, ở các khoang phổ thông, đều có ghế hướng về phía trước.

Trong bối cảnh các hãng hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ, đang làm mọi cách để giảm trọng lượng máy bay thì việc xếp lại ghế theo hướng quay ngược lại càng khó hơn. Telegraph cho biết một số hãng hàng không giá rẻ thậm chí có cố gắng giảm trọng lượng máy bay bằng cách cắt giảm kích thước tạp chí, phục vụ hành khách ít đá hơn và thậm chí yêu cầu các thành viên tổ lái theo dõi và kiểm soát trọng lượng của mình.

Theo saostar.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?