Hóa ra mỗi loài động vật đều có những điểm đặc biệt về giác quan

Hóa ra mỗi loài động vật đều có những điểm đặc biệt về giác quan
HHT - Trong thế giới hoang dã, chỉ có năm giác quan thôi dường như là chưa đủ. Mỗi loài vật đều tự phát triển những giác quan của mình một cách đặc biệt nhất để có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt.

Thị giác

Đôi mắt của chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính trong mỗi mắt và trở thành loài côn trùng có tầm nhìn tốt nhất. Chúng có thể nhìn thấy bất kỳ vật gì đến gần chúng, ở bất cứ góc độ nào. Không những thế, vì mỗi vật kính hấp thụ một màu sắc ánh sáng có quang phổ, bước sóng khác nhau nên chuồn chuồn có thể "thưởng thức" tới 10 triệu màu sắc.  

Hóa ra mỗi loài động vật đều có những điểm đặc biệt về giác quan ảnh 1

Tôm bọ ngựa còn gây ngạc nhiên hơn khi chúng có thể nhìn thấy được cả tia hồng ngoại, tia cực tím, các màu cơ bản, ánh sáng phân cực. Vì khả năng kỳ bí này mà tôm bọ ngựa được coi là loài có thị lực phức tạp nhất trong thế giới động vật. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu việc áp dụng siêu năng lực này của tôm bọ ngựa để chẩn đoán sớm các tế bào ung thư trong cơ thể con người. 

Thính giác

Sâu bướm Galleria Mellonella sở hữu khả năng thính giác số một trong thế giới động vật, chỉ để lẩn trốn lũ dơi. Nó có cặp tai nhạy gấp 150 lần tai người. Nó có khả năng cảm nhận được tần sóng âm thanh đến 300 kHz, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tự nhiên.

Hóa ra mỗi loài động vật đều có những điểm đặc biệt về giác quan ảnh 2

Voi không chỉ đơn thuần nghe bằng đôi tai như bình thường. Chúng còn nghe bằng chân bởi chúng có khả năng nhận thức sâu sắc về những rung động. Loài voi còn sử dụng các hoạt động địa chấn do thân và chân tạo ra để liên lạc với nhau về những kẻ săn mồi, lãnh thổ.

Khứu giác

Động vật có khứu giác nhạy bén nhất hiện nay là loài voi châu Phi, khi nó sở hữu tới 2000 thụ quan để phát hiện ra mùi. Các tế bào này đều nằm trong lỗ mũi và phần da dày gần đỉnh vòi của con voi.

Hóa ra mỗi loài động vật đều có những điểm đặc biệt về giác quan ảnh 3

Trên biển, loài cá mập có thể phát hiện được mùi của một giọt máu nhỏ hòa tan trong 115 lít nước, bởi khoảng 40 phần trăm bộ não của cá mập được dành cho cảm giác ngửi thấy mùi.

Còn chó là loài chỉ đứng hàng thứ ba về phát hiện mùi ở độ xa, nhưng lại dẫn đầu danh sách về con vật phân biệt được nhiều mùi nhất, với 100.000 mùi khác nhau, gấp ba lần khả năng của một chuyên gia về mùi.

Vị giác

Tuy có lưỡi nhưng bướm chỉ sử dụng chân để nếm mật hoa. Lý do bướm chủ yếu sử dụng đôi chân làm vị giác là vì chân chúng có chứa các cơ quan tế bào cảm giác nhỏ giúp chúng cảm nhận hương vị hoa ngay khi chúng đậu lên. Loài bướm lại có khả năng đánh hơi bằng đôi chân mạnh hơn gấp 200 lần so với cơ quan vị giác của con người.

Hóa ra mỗi loài động vật đều có những điểm đặc biệt về giác quan ảnh 4

Vị giác của cá trê không chỉ ở trong miệng mà còn nắm khắp trên thân, với khoảng 250.000 đơn vị cảm thụ vị giác. Khả năng này giúp nó tìm được thực phẩm ở bất kỳ đâu, dù trong nước đục hay ở ban đêm.

SAN SAN - Ảnh minh hoạ từ Internet

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?