“Hòn đá phù thủy” nặng 1 tấn bỗng dưng biến mất rồi bỗng dưng quay lại

“Hòn đá phù thủy” nặng 1 tấn bỗng dưng biến mất rồi bỗng dưng quay lại
HHT - Những chuyện không-thể-giải-thích vẫn luôn diễn ra vào lúc này hay lúc khác. Chẳng hạn như chuyện tảng đá nặng 1 tấn bỗng biến mất mà không ai biết cả!

Tại Rừng Quốc gia Prescott (bang Arizona, Mỹ), có một tảng đá trông rất lạ mắt. Nó nặng 1 tấn, có những đường sọc và xoáy thạch anh màu trắng độc đáo, và nó được coi là một trong những biểu tượng của vùng Prescott này. Người ta đặt tên cho nó là “Hòn đá phù thủy”.

Thế rồi, mới đây, “Hòn đá phù thủy” bỗng dưng biến mất, trước sự ngỡ ngàng của những người bảo vệ rừng cũng như người dân địa phương. Đội bảo vệ nói rằng, họ không hiểu bằng cách nào mà có người đem tảng đá đi được, mà không bị ai phát hiện ra. Chỉ biết rằng, một buổi sáng, tảng đá không còn ở chỗ cũ nữa.

Tại Rừng Quốc gia này, nếu ai muốn thu gom và vận chuyển những sản phẩm của rừng, như đá và khoáng chất, cây cối, gỗ…, đều phải có giấy phép. Nhưng theo ban quản lý rừng, thì họ không hề cấp giấy phép nào để đem “Hòn đá phù thủy” đi cả.

: “Hòn đá phù thủy” nặng 1 tấn đã “tái xuất” sau khi bất ngờ biến mất.

Đội bảo vệ Prescott chẳng còn cách nào khác, đành đăng lời yêu cầu khẩn thiết lên mạng xã hội và các trang tin địa phương, đề nghị ai đã đem tảng đá đi thì hãy đem trả lại.

Thế rồi, cũng bất ngờ như khi nó biến mất, “Hòn đá phù thủy” lại xuất hiện ở đúng vị trí cũ, sau đúng một tuần kể từ khi nó bị đem đi.

Tức là, lại vào một buổi sáng, một nhân viên bảo vệ rừng đã phát hiện ra rằng hòn đá đã trở về. Người ta chỉ có thể giải thích sự việc này bằng một từ, là “phép thuật”.

“Chúng tôi rất vui mừng vì “Hòn đá phù thủy” đã trở lại, và rất biết ơn người nào lấy nó đi đã có đủ nhận thức để trả nó lại cho công chúng” – Người phụ trách bảo vệ toàn khu vực nói – “Những rừng quốc gia đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân, nên chúng ta cần tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên của chúng”.

Hòn đá hình trái tim trên đỉnh núi.

Câu chuyện về “Hòn đá phù thủy” khiến mọi người nhớ lại một câu chuyện khác, xảy ra cách đây một thập kỷ. Đó là khi một hòn đá hình trái tim rất đẹp đã biến mất khỏi đỉnh núi Granite (cũng tại Rừng Quốc gia Prescott, bang Arizona). Đây là một hòn đá rất nổi tiếng và những người leo núi đều thích chụp ảnh với nó, cho rằng như thế thì sẽ nhận được may mắn. Sau khi giới truyền thông đăng tin về vụ việc, thì hòn đá hình trái tim bỗng nhiên được trả về vị trí cũ.

Quả là những câu chuyện rất ngộ nghĩnh, và cũng rất bí ẩn.

Theo ABCNEWS
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?