Hòn đảo được tạo từ hàng triệu vỏ ốc xà cừ

Hòn đảo được tạo từ hàng triệu vỏ ốc xà cừ
HHT - Đảo Conch thực chất là một núi vỏ ốc xà cừ khổng lồ bị các ngư dân vứt lại sau hàng trăm năm.

Nằm ở phía đông của Anegada - hòn đảo lớn thứ hai thuộc Quần đảo Virgin vùng biển Caribbean (Anh), đảo Conch là một điểm hút khách du lịch với món ốc xà cừ nổi tiếng.

Hòn đảo được tạo từ hàng triệu vỏ ốc xà cừ ảnh 1

Đảo Conch là hòn đảo nhân tạo lớn nhất thế giới. 

Trong nhiều thế kỷ, các ngư dân trong vùng đã lặn xuống vùng nước nông ở phía bên kia của Anegada, tìm kiếm những con ốc biển di chuyển chậm, có thể ăn được và nhiều người trong số đó đã ném vỏ ốc xà cừ vào cùng một chỗ. Đảo Conch được hình thành là kết quả của việc "kiên trì ném vỏ ốc theo năm tháng". 

Hòn đảo được tạo từ hàng triệu vỏ ốc xà cừ ảnh 2

Đảo Conch được tạo ra từ hàng triệu vỏ ốc xà cừ. 

Ốc xà cừ được đánh bắt để lấy thịt. Đây là món ăn chính trong văn hóa ẩm thực của vùng Caribbean. Vỏ sò còn được bán làm vật kỷ niệm hay đồ trang sức. Thực chất, ốc xà cừ tạo ra cảnh tượng hòn đảo tuyệt đẹp khi nhìn từ xa nhưng khi lại gần, chúng không đẹp đẽ như vậy. 

"Những chiếc vỏ này không có gì đẹp như bạn nghĩ", người dùng để lại bình luận trên diễn đàn lớn nhất thế giới Reddit. Hầu hết chúng đã không còn lành lặn. Lý do là để lấy thịt ốc xà cừ ra, ngư dân thường đục một cái lỗ trên "mũi" của con ốc. Lỗ thủng sẽ giúp tiếp cận và nới lỏng các cơ của con ốc bên trong (bằng tuốc nơ vít hoặc dao), sau đó kéo nó ra. Biện pháp này khiến vỏ ốc bị biến dạng và khó bán. 

Hòn đảo được tạo từ hàng triệu vỏ ốc xà cừ ảnh 3

Người ta có thể dễ dàng nhìn thấy đảo Conch từ vệ tinh. 

Các nhà khoa học đã lấy một số vỏ từ đáy đảo Conch, sau đó thử nghiệm bằng phóng xạ và xác định chúng có niên đại hàng trăm năm, khoảng năm 1245. 

Các chuyên gia ủng hộ giả thuyết rằng tộc người cổ Arawak đã sống ở Anegada hàng nghìn năm trước. 

Theo ione.vnexpress.net
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?