Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại

Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại
HHT - Hột vịt lộn quen thuộc của người Việt hay trứng bắc thảo đặc sản Trung Quốc là những món trứng khiến nhiều thực khách phương Tây sợ hãi khi nhìn thấy hoặc nếm thử.
Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại ảnh 1
Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại ảnh 2
Ảnh: damanfood. linnieeatsallthefood.

Hột vịt lộn là món ăn quen thuộc của người Việt, nhưng món trứng này khiến không ít vị khách nước ngoài sợ hãi khi nhìn thấy lần đầu. Bảo tàng ẩm thực Malmo (Thụy Điển) trưng bày những món ăn kinh dị trên thế giới. Hột vịt lộn cũng có ở đây. Phần đông người châu Á coi vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, nhưng người châu Âu lại sợ hãi khi nhìn thấy bào thai của con vịt được luộc chín.

Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại ảnh 3
Ảnh: Getty.

Hột vịt lộn không chỉ có ở Việt Nam, món ăn này cũng được ưa chuộng tại các nước như Trung Quốc, Philippines... Người Việt thường luộc chín trứng, ăn kèm cùng rau răm, gừng tươi. Vịt lộn hầm ngải cứu cũng là cách chế biến được nhiều người yêu thích.

Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại ảnh 4
Ảnh: djdj.asia.

Trứng vịt dữa (vữa) là loại trứng vịt đã được ấp nhưng không nở thành con, bị hư, ung. Tuy nhiên, trứng vịt dữa lại là món ăn đường phố quen thuộc của người Việt. Món trứng có vị ngậy hơn trứng thường, nhiều người ăn trứng kèm với các loại rau thơm, gia vị. Trái với sự yêu thích của người Việt, không ít khách nước ngoài ái ngại khi biết món ăn này được chế biến từ quả trứng bị ung.

Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại ảnh 5
Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại ảnh 6
Ảnh: linhlyn16, trangnguyen140911.

Trứng bắc thảo còn được gọi là trứng nghìn tuổi bởi công đoạn chế biến phức tạp. Trứng bắc thảo được làm từ trứng gà, vịt, cút. Trứng được đắp một lớp đất sét trộn tro, muối, chanh và vỏ trấu, ngâm nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Khi quá trình này hoàn tất, trứng sẽ có phần lòng trắng trong suốt màu đen ánh xanh, lòng đỏ dẻo, mềm. Mùi vị nồng của món trứng này là điều khiến nhiều du khách sợ hãi.

Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại ảnh 7
Hột vịt lộn và những món trứng khiến thực khách e ngại ảnh 8
Trứng bắc thảo

Trứng sắt là món ăn nổi tiếng của ấm thực đường phố Đài Loan (Trung Quốc). Món ăn có tên gọi như vậy vậy vì có lớp vỏ ngoài khá dai. Trứng sắt có màu đen nhờ om trong nước tương, sau đó phơi khô, lặp đi lặp lại cho tới khi lớp vỏ dai như ý muốn. Món ăn có hương vị nồng, kén khẩu vị thực khách.

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?