Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa
HHT - Có bao giờ bạn tự hỏi các tài khoản trực tuyến của mình như tài khoản mạng xã hội, tài khoản email hay tài khoản đăng ký tại các diễn đàn... đã từng bao giờ bị hacker chiếm đoạt mà mình không biết hay không?

Bị tin tặc chiếm đoạt và xâm nhập vào các tài khoản trực tuyến là “cơn ác mộng” của người dùng Internet.

Có nhiều nguyên do khiến tài khoản trực tuyến bị chiếm đoạt và xâm nhập, bao gồm từ phía người dùng lẫn phía cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn máy tính của người dùng bị nhiễm mã độc, phần mềm gián điệp... giúp hacker có thể biết được thông tin đăng nhập vào các tài khoản trực tuyến, hoặc do các dịch vụ trực tuyến (như email, mạng xã hội...) bị hacker tấn công, lấy cắp cơ sở dữ liệu và chiếm được tài khoản đăng nhập của người dùng các dịch vụ này.

Vậy làm cách nào để biết được tài khoản trực tuyến của bạn có nguy cơ bị tin tặc xâm nhập và lấy cắp hay chưa?

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa ảnh 1
Firefox Monitor sẽ giúp người dùng biết được email và tài khoản trực tuyến của mình đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa

Hãng phần mềm Mozilla, “cha đẻ” của trình duyệt web Firefox vừa tung ra một công cụ với tên gọi Firefox Monitor, cho phép người dùng kiểm tra xem các tài khoản trực tuyến của mình đã từng bị hacker chiếm đoạt và xâm nhập thông qua các đợt tấn công vào các dịch vụ hay trang web trực tuyến hay chưa.

Những gì người dùng cần làm là truy cập vào trang web của Firefox Monitor tại đây (có thể truy cập bằng bất kỳ trình duyệt nào, không nhất thiết phải là Firefox), sau đó điền địa chỉ email mà mình muốn kiểm tra vào khung trống rồi nhấn nút “Scan”.

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa ảnh 2

Firefox Monitor không chỉ kiểm tra xem tài khoản email của bạn đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa, mà còn kiểm tra cả những dịch vụ, trang web trực tuyến... mà bạn sử dụng tài khoản email này để đăng ký và kiểm tra xem những dịch vụ và trang web này cũng đã từng bị hacker tấn công hay chưa.

Chẳng hạn khi bạn sử dụng tài khoản email có tên email@email.com để đăng ký và sử dụng trên mạng xã hội Facebook, công cụ Firefox Monitor sẽ kiểm tra xem tài khoản email@email.com đã từng bị hacker tấn công hay chưa cũng như kiểm tra xem Facebook đã từng bị hacker tấn công để lấy cắp thông tin đăng nhập người dùng hay chưa và email của bạn có nằm trong số những tài khoản bị hacker xâm nhập hay không.

Nếu kết quả trả về là “So far, so good” nghĩa là cho đến nay tài khoản email của bạn không nằm trong danh sách những email đã bị xâm nhập cũng như các dịch vụ sử dụng tài khoản email này cũng chưa từng bị hacker tấn công, chiếm đoạt.

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa ảnh 3

Ngược lại, nếu kết quả hiện ra là “This might be a problem” nghĩa là tài khoản email của bạn đã từng xuất hiện trong danh sách những email mà hacker chiếm đoạt hoặc một trang web nào đó mà bạn sử dụng email này để đăng ký đã từng bị hacker tấn công, lấy cắp cơ sở dữ liệu người dùng. Firefox Monitor cũng sẽ liệt kê dịch vụ hoặc trang web nào mà bạn đã dùng email để đăng ký từng bị hacker tấn công trước đây để người dùng biết rõ.

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản trực tuyến đã từng bị hacker chiếm đoạt hay chưa ảnh 4

Trong trường hợp email hoặc tài khoản trực tuyến của bạn đã từng bị hacker đánh cắp thông tin đăng nhập, hãy lập tức thay đổi mật khẩu cho tài khoản này và thường xuyên thay đổi mật khẩu sau một khoảng thời gian. Ngoài ra, nếu dịch vụ email hỗ trợ chức năng mật khẩu 2 bước (một mật khẩu thứ 2 được gửi về tin nhắn điện thoại hoặc khởi tạo qua ứng dụng) thì hãy lập tức kích hoạt chức năng này để tăng cường bảo mật cho tài khoản email.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

Bão số 2 thành áp thấp nhiệt đới vẫn gây mưa diện rộng, Hà Nội mưa đến hôm nào?

HHT - Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, cơn bão số 2 (Prapiroon) nhanh chóng giảm cấp, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Áp thấp nhiệt đới này vẫn sẽ gây mưa diện rộng ở miền Bắc nước ta, có những nơi mưa to đến rất to. Mưa sẽ kéo dài đến hôm nào ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng?
Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

Những điểm trùng hợp của 3 chuỗi hơn 600 ngày không có bão ở nước ta

HHT - Sáng nay 23/7, bão số 2 (bão Prapiroon) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh nước ta trước khi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Vậy là chuỗi ngày không có bão đổ bộ ở nước ta đã dừng lại ở con số 646 ngày. Chuỗi hơn 600 ngày không có bão đổ bộ lần này, thật kỳ lạ, lại có những điểm trùng hợp với 2 chuỗi ngày không có bão trước đây.
Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

Video bão số 2 gây gió giật dữ dội 38 mét/giây khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc)

HHT - Cơn bão số 2 (bão Prapiroon) không chỉ có đường đi phức tạp hơn dự báo, mà về cường độ, nó cũng mạnh hơn các dự báo ban đầu. Khi đổ bộ đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió của bão số 2 lên tới 100 km/h, gió giật hơn 130 km/h. Một người dân ở đây đã ghi được video gió dữ dội vào thời điểm bão đổ bộ nơi này.
Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

Bão số 2 (Prapiroon) và bão Gaemi có thể gây hiệu ứng bão kép trong trường hợp nào?

HHT - Cơn bão số 2 (Prapiroon) không phải là cơn bão duy nhất đang hoạt động trong khu vực. Mà ở phía Nam - Đông Nam của Đài Loan (Trung Quốc) còn đang có một cơn bão khác, mạnh hơn, là bão Gaemi. Trong trường hợp nào thì 2 cơn bão này có thể gây ra hiệu ứng bão kép (bão đôi), và hiệu ứng đó là thế nào?