Hụt mất 200.000 lượt đăng ký, liệu Netflix có thành "Netflop" và bị Disney+ chiếm ngôi?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Theo thống kê gần đây, Netflix vừa mất hơn 200.000 người đăng ký so với quý trước. Đây là lần đầu tiên nền tảng này có lượng người dùng giảm mạnh trong hơn một thập kỷ qua. Nguyên nhân nào dẫn đến sự “mất lòng” của khán giả dành cho "ông hoàng streaming"?

Tăng giá gói cước

Vào tháng 1/2022, Netflix đột ngột ra thông báo tăng giá dịch vụ sau một thời gian đối mặt với vấn đề doanh thu tăng trưởng chậm. Nền tảng này đã cập nhật giá cho tất cả các gói đều đắt hơn so với trước đó từ 1 đến 4 USD. Cụ thể, gói cơ bản hiện có giá 9.99 USD (231K) mỗi tháng, gói tiêu chuẩn có giá 15.49 USD (358K), gói Premium với chế độ full HD có giá là 19.99 USD (463K).

Hụt mất 200.000 lượt đăng ký, liệu Netflix có thành "Netflop" và bị Disney+ chiếm ngôi? ảnh 1

Bảng giá theo thời gian của Netflix khiến người dùng "nhăn mặt" chẳng kém... giá xăng. - Nguồn: cm3721

Điều đáng nói là, dù tăng giá nhưng gói cơ bản của Netflix vẫn giới hạn ở 1 thiết bị người dùng và độ phân giải chỉ ở mức... 480p. So với nền tảng này, "hàng xóm" HBO Max cũng có mức giá tương đương nhưng không bị giới hạn độ phân giải. Không chỉ vậy, mức giá của Netflix cũng đắt gấp đôi, gói Premium đắt gấp bốn lần so với Apple TV+. Trong khi đó, gói cơ bản của đối thủ Disney+ cũng chỉ ở mức giá 7.99 USD (185K).

Đầu tư quá nhiều vào phim Hàn?

Hơn 5 năm trở lại đây, Netflix bắt đầu quan tâm đến thị trường Hàn Quốc nhiều hơn với việc cho ra mắt liên tục những sản phẩm được chào đón như Signal (2016), Siêu Lợn Okja (2017), Kingdom (2019), Hạ Cánh Nơi Anh (2020),... Theo số liệu của Wall Street Journal, từ 2015 đến 2020, Netflix đã chi khoảng 700 triệu USD cho riêng các sản phẩm K-dramas.

Đến năm 2021, nền tảng này đã đưa ra quyết định tiếp tục rót thêm 500 triệu USD cho thị trường phim xứ sở Kim chi. Những thành công vang dội gần đây của Squid Game hay All of Us Are Dead đã mang lại cho nền tảng một khối lợi nhuận kết xù, hoàn toàn xứng đáng với số vốn và kế hoạch đã đề ra.

Hụt mất 200.000 lượt đăng ký, liệu Netflix có thành "Netflop" và bị Disney+ chiếm ngôi? ảnh 2

Nhiều khán giả phát ngán khi đi đâu cũng thấy toàn phim Hàn, khó thấy phim Âu Mỹ hay phim của các quốc gia châu Á khác như trước đây. - Nguồn: Roads Captain

Tuy nhiên, việc tần suất phim Hàn xuất hiện liên tục và ngày càng nhiều, “phủ sóng” phần lớn giao diện khiến nhiều khán giả yêu thích những thị trường phim khác tỏ ra ngán ngẩm. Nhiều ý kiến cho rằng: Có phải việc nhận được nguồn lợi lớn từ thị trường phim Hàn đã khiến Netflix có phần thiên vị, dành sự ưu ái nhiều hơn cho các dự án phim ở xứ sở Kim chi?

Hụt mất 200.000 lượt đăng ký, liệu Netflix có thành "Netflop" và bị Disney+ chiếm ngôi? ảnh 3

Có lẽ nào Netflix đang "bỏ rơi" các thị trường phim ảnh khác? - Nguồn: PCWorld Albania

Sự phát triển của các nền tảng khác

Theo thống kê mới nhất của The Verge, Disney+ vừa tăng thêm 7.9 triệu người đăng ký và đã rất gần với thời khắc "soán ngôi" Netflix, Peacock tăng 4 triệu và HBO Max cũng tăng hơn 3 triệu người dùng. Có thể nói sự thụt lùi của Netflix không chỉ nằm ở yếu tố chủ quan, mà còn đến từ sự cạnh tranh của của các nền tảng khác.

Hụt mất 200.000 lượt đăng ký, liệu Netflix có thành "Netflop" và bị Disney+ chiếm ngôi? ảnh 4

Các nền tảng phim trực tuyến ngày nay đang "đánh nhau" để giành "ngôi vương". - Nguồn: We Got This Covered

Chủ đề siêu anh hùng chưa bao giờ hết nóng trong vài thập kỷ trở lại đây, vì vậy việc bắt tay hợp tác với các vũ trụ siêu anh hùng mở rộng cũng được những nền tảng này chú tâm thực hiện. Một số series phim ăn khách thời gian gần đây liên quan đến chủ đề siêu anh hùng được “thầu” độc quyền như WandaVision (2021) và Moon Knight (2022) của Marvel trên Disney +, Peacemaker của DC trên HBO Max, The Boys của Prime Video,... và sẽ còn nhiều nữa trong tương lai.

Hụt mất 200.000 lượt đăng ký, liệu Netflix có thành "Netflop" và bị Disney+ chiếm ngôi? ảnh 5

Riêng về thể loại phim "siêu anh hùng", các nền tảng khác lại hoàn toàn trên cơ của Netflix. - Nguồn: CBR

Netflix hiện tại vẫn có không ít tựa phim độc quyền và là hãng cung cấp dịch vụ video trực tuyến toàn cầu lớn nhất với hơn 200 triệu người dùng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nền tảng này vẫn có thể duy trì tốt vị trí của mình của mình trong tương lai, vì các nền tảng trực tuyến khác vẫn đang không ngừng tăng chất lượng, giữ mức giá ổn định và mang đến nhiều nội dung độc quyền hơn.

Hụt mất 200.000 lượt đăng ký, liệu Netflix có thành "Netflop" và bị Disney+ chiếm ngôi? ảnh 9
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
Khơi gợi cảm hứng viết văn với "Con Đường Văn Sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
HHT - Có một điều thú vị ở nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà những người yêu viết láchcó thể học hỏi, chính là việc ông rất chăm viết nhật ký. Bằng việc suy tư và chăm ghi chép lại những điều diễn ra xung quanh mình, Nguyễn Huy Tưởng dần tìm ra những quan niệm về nhân sinh, để đưa vào các tác phẩm do ông sáng tác. 

Có thể bạn quan tâm

Min Hee Jin bị "ném đá" hậu họp báo: Ngừng lôi kéo NewJeans hay nhắc tới nhóm khác

Min Hee Jin bị "ném đá" hậu họp báo: Ngừng lôi kéo NewJeans hay nhắc tới nhóm khác

HHT - Hậu họp báo chiều 25/4, Min Hee Jin tiếp tục ngập trong chỉ trích của cư dân mạng xứ Hàn. Họ cho rằng cô đang lợi dụng NewJeans, trong khi nhắc tới các nhóm nữ khác - "những đứa con của người khác" kém duyên mà không màng tới họ sẽ bị "bạo lực mạng" vô lý. Đồng thời, nhiều fan K-Pop toàn cầu đặt câu hỏi liệu Bang Si Hyuk - chủ tịch của HYBE có tình cảm với Min Hee Jin hay không khi tin tưởng cô tới vậy?